Sau khi lấy bằng cử nhân, Peter vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty in. Trong bốn năm tiếp đó, anh theo học một số lớp buổi tối tại một trường kinh doanh ở địa phương, và cuối cùng quyết định chuyển hướng nghề nghiệp sang lĩnh vực tài chính. Anh chia tay với công việc với mức lương 50.000 đoạt mỗi năm để hoàn tất chương trình MBA (cao học quản trị kinh doanh) toàn thời gian. Một năm sau, anh tốt nghiệp với chuyên ngành tài chính kế toán, và được nhận vào làm tại một ngân hàng với chức vụ chuyên viên phân tích tín dụng với mức lương 35.000 đôla mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức 50.000 đôla khi anh còn là một nhân viên bán hàng.
Peter nhanh chóng bù đắp được mức chênh lệch ban đầu về lương và thẳng bước trên đường đạt mục tiêu gây dựng sự nghiệp trong ngành tài chính. Hiện nay anh kiếm được 200.000 đôla mỗi năm vôi tư cách là một đối tác hợp danh trong một hãng môi giới đầu tư. Anh phải làm việc rất nhiều, thưọng là 55 giọ mỗi tuần, nhưng anh yêu thích việc mình làm.
Sau khi quyết định mình không muốn làm nhân viên bán hàng cho công ty in đến mãn đọi, Peter đã tự chăm lo cho sự nghiệp của mình. Anh cho rằng mình có được bằng MBA là nhọ có lòng tự tin cao hơn, nhưng lại nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất giúp anh đạt được mục tiêu là "ngọn lửa thôi thúc trong lòng". Anh nhận ra một điều: Nếu ta thông minh, giọi giang và năng nổ, thì không có giới hạn nào cho mức độ thành đạt cả.
để thành đạt trong thị trường lao động ngày nay, bạn không thể dựa vào chủ của mình để quản lý sự nghiệp của bạn, như trường hợp của Peter ở trên. Hãy xem bản thân bạn là một "công ty một người" - bạn là tổng giám đốc, và công việc của bạn là phác thảo một chiến lược cạnh tranh khả thi cho "công ty một người " của bạn.
Muốn thành đạt trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì cần phải có 10 kỹ năng mang tính chiến lược. Tùy tính chất công việc, bạn cần phải biết về kỹ năng chiến lược này nhiều hơn kỹ năng chiến lược khác (ví dụ, sử dụng thành thạo phần mềm phân tích dữ liệu là rất quan trọng đối với những nhà điều nghiên thị trường, có phần hơi quan trọng đối với những giám đốc phụ trách nhãn hiệu, và tương đối không quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh). Tuy nhiên, bởi vì thị trường kinh doanh hiện nay đặt trọng tâm vào những nhóm đa chức năng, dù bạn có chuyên về ngành gì đi nữa, nếu muốn đạt hiệu quả thì cũng cần phải hiểu biết đôi chút về tất cả những kỹ năng mang tính chiến lược này:
1. Biết quản trị bản thân như một "công ty một người". Soạn ra một bản "tuyên ngôn sứ mệnh" định nghĩa rõ ràng về thành công cho bạn và gia đình bạn. Bạn đã đặt ra những mục tiêu cao hay chưa? Những giá trị nào quan trọng đối với bạn? Hãy xác định thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu của bạn. Nếu đặt những mục tiêu như vậy thì bạn phải hy sinh, đánh đổi những gì (ví dụ, thu nhập hay chất lượng cuộc sống)? Nhớ bảo đảm sao cho những mục tiêu chuyên môn cho công ty một người của bạn phải phù hợp với bạn và gia đình bạn, và nhớ đừng bị "cám dỗ" đặt mục tiêu quá thấp. Hãy nhắm vào những cái đích cao. Bạn có thể ngạc nhiên về bản thân mình với những thành tựu mà bạn có thể đạt được.
2. Tiếp thu những kiến thức kinh doanh tổng quát. Chuyên môn ngành hẹp đã là chuyện lỗi thời. để trở thành một thành viên hiệu quả trong một nhóm đa chức năng, ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình, bạn cần phải hiểu biết căn bản về cách thức hoạt động của những phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. đầu ra của một nhóm đa ngành thành công là một sản phẩm công việc phối hợp hoàn hảo, chứ không chỉ là sự gom góp những đầu vào chẳng liên hệ với nhau từ nhiều người có chuyên môn khác nhau.
Có thể bạn thuộc phòng tiếp thị, nhưng bạn cần một kiến thức căn bản về hạch toán chi phí. Nếu là dân chuyên về tài chính, bạn cũng nên hiểu biết về những cái lợi cái hại giữa việc bán sản phẩm trực tiếp thông qua lực lượng nhân viên bán hàng của mình và việc tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý. Và trong môi trường hiện nay, tất cả mọi người trong một doanh nghiệp phải hiểu biết về những nguyên tắc của quản trị chất lượng.
3. Nắm bắt những kiến thức cụ thể về ngành hoạt động. Bạn phải hiểu đến đường tơ kẽ tóc về ngành của mình - ai là những đối thủ cạnh tranh chính, các công ty cùng ngành với mình cạnh tranh như thế nào, và công ty của bạn xác định vị trí như thế nào trong việc thọa mãn khách hàng. Và điều quan trọng nhất là bạn phải tiên liệu những vấn đề này trước khi chúng xảy ra. Bill Gates, chủ tịch Microsoft, vừa được thán phục vừa được nể sợ với tư cách là một thiên tài về kỹ thuật và một nhà chiến lược kinh doanh. Những nhân viên được triệu tập trình bày dự án với ông biết rằng họ sẽ bị chất vấn không thương xót, không chỉ về các khía cạnh kỹ thuật của dự án, mà còn về tiềm năng thị trường và khả năng sinh lợi của dự án. Trong nội bộ Microsoft có lan truyền câu nói: "Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đi gặp Gates. Bằng không, ông ta sẽ hủy diệt bạn."
4. Trau dồi những khả năng phân tích của bạn. Một số người nghĩ rằng các quyết định kinh doanh có thể chỉ dựa vào trực giác và kinh nghiệm, nhưng điều đó hiện nay không còn đúng nữa. để minh họa xem trực giác có thể rất dễ gây nhầm lẫn trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, ta hãy nghe câu họi sau đây: nếu ta lấy một tọ giấy đánh máy và gấp nó làm đôi đến 32 lần thì nó sẽ dày bao nhiêu? Một inch, hai foot hay hơn nữa? Xin thưa, đáp số là 271 dặm? Bạn không thể tìm ra đáp số đó nếu chỉ dùng trực giác hoặc kinh nghiệm.
Tuy nhiên, bạn có thể họi, việc gấp giấy đó ăn nhập gì với quản trị? Giả sử bạn là giám đốc trong một doanh nghiệp đầu tư vốn cho những dự án mạo hiểm, và đang thẩm định một phương án đầu tư vào một công ty kỹ thuật cao mới khởi nghiệp. Doanh số công ty hiện nay là 1 triệu đôla. Chủ tịch công ty hy vọng mỗi năm sẽ tăng gấp đôi doanh số trong vòng 10 năm đến. Như vậy có được hay không? Trong trường hợp này cũng đừng nên tin trực giác của bạn.
5. Trau dồi kỹ năng tin học. Hãy cố gắng bắt kịp với những ứng dụng công nghệ tin học trong công ty của bạn. Học cách sử dụng phần mềm mới có thể hữu ích cho công việc của bạn qua những lớp học ngắn hạn nếu cần. Hãy biết cách chạy chương trình bảng tính dữ liệu, và làm những bài thuyết trình trông thật chuyên nghiệp. Hãy học những thuật ngữ chuyên ngành để bạn có thể hòa nhịp với những cuộc đàm đạo trong giọ ăn trưa. Bạn không cần phải trở thành "trùm" tin học, nhưng điều cất yếu là tính bị liệt vào hạng "cổ lỗ sĩ".
6. Biết cách quản trị sáng kiến. Việc quyết định xem có nên sử dụng sáng kiến như một chiến lược cho "công ty một người" của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ của bạn tưởng thưởng như thế nào cho sáng kiến. đặc biệt chú ý đến cách mà công ty của bạn đối xử với những người đưa ra sáng kiến, không chỉ những người có sáng kiến thành công, mà cả những người có sáng kiến bị thất bại.
Nếu công ty của bạn không khuyến khích sáng kiến, thì cần phải lập kế hoạch thay đổi công ty, bởi vì rốt cuộc thì tất cả mọi công ty đều phải sáng tạo mới tồn tại được. Thúc đẩy việc phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới có khả năng sinh lợi là một trong những lĩnh vực nóng bọng nhất trong quản trị hiện nay, và để thành công, bạn phải hiểu biết về quy trình nghiên cứu và phát triển.
7. Luyện kỹ năng hợp tác làm việc. Người hoạt động đơn thương độc mã chẳng có giá trị bao nhiêu trong các tổ chức hiện nay. Giá trị của bạn có liên hệ trực tiếp với thành quả bạn đạt được khi hợp tác với người khác. Bạn phải luyện những kỹ năng giao tế chẳng hạn như cách lãnh đạo, làm việc tập thể, và khả năng thuyết phục người khác bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong bối cảnh hệ thống tôn ti trật tự trong doanh nghiệp đang suy tàn, bạn cũng nên biết cách quản trị những mối liên minh mang tính chiến lược với những người ngang hàng bên ngoài tổ chức của mình. Các mối quan hệ giữa người với người hiện nay ít dựa vào quyền ra lệnh, mà phụ thuộc nhiều vào sợi dây hợp tác chẳng hạn như các nhóm công tác và những đội ngũ phát triển sản phẩm mới.
8. Trau chuốt những năng lực cá nhân cốt yếu của bạn. Những năng lực cốt yếu là những gì bạn "trình làng" với công ty để giúp mình nổi bật so với người khác. đó có thể là kỹ năng mang tính chiến lược của bạn trong việc thiết kế phần mềm mới hay phác thảo một dây chuyền sản xuất mới. đây là lĩnh vực mà bạn phải làm việc cật lực để đạt được kết quả tết nhất trong khả năng của mình.
Tuy nhiên, coi chừng đừng có quá vô tư trong việc chia sẻ với người khác những bí quyết mà bạn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được, kẻo không những kỹ năng mang tính chiến lược của bạn sẽ bị "bòn rút". Bạn cũng nên bảo đảm làm sao những năng lực cốt yếu của mình phải có tính "di động", có nghĩa là nếu bạn chuyển công ty thì cũng dễ dàng mang chúng đi theo - nhớ chọn một lĩnh vực có giá trị không chỉ với ông chủ hiện tại của bạn. Nhanh chóng nâng cấp bất cứ năng lực cá nhân nào có thể bị lạc hậu do có những công nghệ mới xuất hiện.
9. Biết cách "tiếp thị" những kỹ năng mang tính chiến lược của bạn. để đạt được giá trị cao nhất từ việc đầu tư vào nhữnbừ năng lực cá nhân cốt yếu, phải làm sao cho người ta thấy được chúng. Hãy tìm cách "tiếp thị" những kỹ năng mang tính chiến lược của bạn bên trong cũng như bên ngoài cơ quan mình, với những người trong cùng lĩnh vực chuyên môn với mình. Bạn có thể làm được điều này bằng cách viết bài cho các tạp chí, nắm giữ các chức vụ, và thuyết trình tại những cuộc họp chuyên đề.
đặt các mục tiêu cho chiến dịch tiếp thị bản thân của bạn. Bạn muốn mình chiếm được vị trí gì trong thị trường lao động chuyên môn và quản trị - là một thiên tài về kỹ thuật, một nhân viên kinh doanh siêu hạng, một "trùm" tài chính?
10. Lựa chọn và gây cảm tình với những cố vấn. Trong cơ cấu tổ chức của "công ty một người" của bạn, những cố vấn đóng vai trò hội đồng quản trị, chia sẻ kinh nghiệm và tri thức của họ, sử dụng những mối quan hệ nghề nghiệp của họ để giúp bạn mở được nhiều cánh cửa. Bằng cách có nhiều cố vấn, bạn có một nhóm người ủng hộ có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn khi đến lúc họ cần đưa ra những ý kiến đề xuất để lấp khoảng trống lớn trong nghề nghiệp của bạn. Hội đồng cố vấn của bạn có thể bao gồm sếp của bạn, một nhà quản lý cao cấp khác, một người ngang chức vụ ở một phòng ban khác, một nhân viên cấp dưới sẵn sàng trao đổi ý kiến với bạn, một chuyên gia trong ngành, và một bạn học cũ.
Việc lựa chọn và gây cảm tình với một hội đồng cố vấn đòi họi bạn phải biết đánh giá và nhạy cảm. Suy cho cùng, những mối quan hệ cố vấn thành công là nhọ cách đối nhân xử thế và tin tưởng lẫn nhau.
Mười kỹ năng mang tính chiến lược nêu trên nhấn mạnh một điều: Bản thân chính bạn chính là người phải tạo ra động lực cho sự nghiệp của mình thăng hoa. Bạn chứ không phải công ty của bạn - chính là ông chủ.
KTTD