Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 26-5, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ GTVT về việc báo cáo Quốc hội xin phát hành trái phiếu Chính phủ để nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Đa dạng hình thức đầu tư
Từ năm 2012, Quốc hội cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để xây dựng Quốc lộ 1A. Loại trái phiếu này thực chất là nợ công. Tuy nhiên, đến nay, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu có bảo lãnh rất khó khăn, cộng với lãi suất ngân hàng có thể khiến chi phí phát hành sau cùng tính vào chi phí làm đường sẽ rất cao.
Do vậy, trong cuộc họp này, Chính phủ đã đồng ý phương án trình Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ thay vì phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mở rộng Quốc lộ 1A cũng như các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên. “Theo phương án tính toán từ năm 2012, tổng kinh phí dự kiến để mở rộng Quốc lộ 1A là gần 58.000 tỉ đồng” - Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết.
Kinh tế vĩ mô ổn định hơn
Chưa tính hết thiệt hại do mất điện
Một vấn đề được báo giới quan tâm tại cuộc họp báo là sự cố gây mất điện nhiều tỉnh, thành phía Nam hôm 22-5. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết đây là sự cố lớn chưa từng có nên Thủ tướng đã nghe báo cáo của Bộ Công Thương và yêu cầu xem xét nghiêm túc mọi mặt để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm theo đúng pháp luật. Chính phủ đánh giá sự cố hôm 22-5 không chỉ gây rã lưới điện ở 21 tỉnh, thành mà còn gây mất điện ở Campuchia do họ mua điện của Việt Nam. Hậu quả đến nay tuy chưa thể tính toán hết nhưng có thể khẳng định là rất lớn, ảnh hưởng cả kinh tế lẫn xã hội. Thủ tướng đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xem xét toàn diện vấn đề để không xảy ra sự cố như vậy và các sự cố có tính nghiêm trọng tương tự.
Còn một lý do mang tính kỹ thuật là lưới điện cả nước quá chằng chịt, phức tạp nhưng chỉ có vài mạch dẫn vào từ đường dây 500 KV nên khi xảy ra sự cố, việc khắc phục sẽ rất khó khăn. Hạn chế kỹ thuật này đã được tính đến trong các quy hoạch điện bằng cách xây thêm nhiều nhà máy và đường dây 500 KV mới. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công Thương và ngành điện tích cực tìm thêm các nguồn vốn để bảo đảm an ninh năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Dương Quang, cho biết qua sự cố vừa rồi, điều đầu tiên có thể thấy được là tính dễ tổn thương của đường dây truyền tải 500 KV. Bộ Công Thương đang nghiên cứu, đánh giá toàn diện nguyên nhân sự cố để có những giải pháp trong thời gian tới và báo cáo Chính phủ trong tuần này.
Sẽ xem xét cho đốt pháo không tiếng nổ Trả lời câu hỏi của báo chí về đề xuất cho đốt pháo hoa không tiếng nổ vào dịp Tết Nguyên đán, ông Vũ Đức Đam cho biết quy định pháp luật hiện hành cấm đốt pháo. “Đối với vấn đề đốt pháo, nếu quy định bằng luật thì phải sửa luật, quy định bằng nghị định thì sửa nghị định. Chính phủ sẽ xem xét đề xuất này. Tuy nhiên, việc sửa luật thì không chỉ là ý muốn của Chính phủ mà còn phải được Quốc hội bàn và thông qua” - ông Vũ Đức Đam giải thích. Trước đó, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), cho biết pháo không có tiếng nổ (pháo hỏa thuật giải trí) là loại pháo do Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp - Bộ Quốc phòng sản xuất và phân phối. T.Dũng |
VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ĐỂ TRIỂN KHAI MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1A VÀ ĐỌAN QUA TÂY NGUYÊN LÀ CẦN THIẾT Đối với các nước trên thế giới sau khi Nhà nước làm xong các tuyến đường đưa vào sử dụng mới tiến hành đặt trạm thu phí, không thu phí chung trên tất cả đầu phương tiện như ở nước như nước ta, nếu thu như vậy là bất hợp lý, phí chồng lên phí, thuế và phí không rõ ràng. Vừa qua ở nước ta Bộ giao thông đã triển khai thu phí sử dụng đường bộ đối với tất cả các phương tiện ô tô, mô tô trên phạm vi cả nước được áp dụng bắt đầu từ năm 2013. Tuy nhiên trên các tuyến đường quốc lộ vẫn còn các trạm thu phí do dự án được triển khai theo hình thức BOT trước đây nên vẫn tíêp tục thu người dân không có ý kiến gì. Nhưng hiện nay Bộ giao thông vận tải tiếp tục triển khai các dự án BOT nâng cấp mở rộng trên tuyến quốc lộ 1a, quốc lộ 14 vv, như vậy sau khi dự án công trình hòan thành đưa vào sử dụng buộc phải đặt các trạm thu phí để hòan vốn , chính vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thu nhập của đại bộ phận người dân phải đi trên tuyến đường này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng hạn chế đối các Nhà đầu tư muốn đầu tư tại Việt nam ở các địa bàn nhất là khu vực các tỉnh tây nguyên. Do vậy việc Chính phủ xây dựng phương án trình Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ thay vì phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mở rộng Quốc lộ 1A cũng như các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên. “Theo phương án tính toán từ năm 2012, tổng kinh phí dự kiến để mở rộng Quốc lộ 1A và đọan qua Tây nguyên là gần 58.000 tỉ đồng” là hết sức cần thiết, vì nếu được huy động nguồn vốn này không phải triển khai theo hình thức BOT nữa, không phải đặt trạm thu phí nữa, chắc chắn người dân sẽ đồng thuận cao. MINH TRÍ