Ai quản lý doanh nghiệp nhà nước?

Thứ hai - 26/11/2012 22:31 1.351 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được coi là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và trong thực tế, DNNN "thống trị" nhiều ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, tài chính-ngân hàng, năng lượng, khoáng sản, hàng không v.v...
Vinashin là một điển hình cho những DNNN làm ăn tùy tiện, gây ra khoản thất thoát khổng lồ cho nhà nước. Ảnh đức Thanh

 


Những tập đoàn kinh tế nhà nước đã có những đóng góp nhất định trong việc bình ổn thị trường, thực hiện các quyết sách về kinh tế, các kế hoạch phát triển của Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động của khu vực DNNN trong những năm gần đây đã khiến cho toàn xã hội lo ngại, trong bối cảnh khu vực kinh tế này liên tục phình to ra, hoạt động thiếu hiệu quả, nợ nần chồng chất và nguy cơ đổ vỡ khá lớn ở một số đơn vị.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của 91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gần 2,1 triệu tỉ đồng (làm tròn số) nhưng nợ phải trả lên tới 1,3 triệu tỉ đồng; nợ chiếm tọ· lệ bình quân tới 64% tổng tài sản của các doanh nghiệp này và tương đương với 51% tổng sản lượng nội địa (GDP) của quốc gia; tọ· lệ nợ so với vốn tự có lên tới 1,77... - những con số đáng lo ngại. 

Suy cho cùng, DNNN là tài sản của đất nước, mỗi người dân đóng thuế đều là một "ông chủ" nhọ của DNNN, cho nên sức khọe của DNNN là mối bận tâm của mọi người; một tập đoàn thua lỗ, mất vốn - chẳng hạn như Vinashin, Vinalines gần đây - thì Chính phủ phải bọ tiền ra cứu trợ, nghĩa là mỗi người dân mất đi một phần tài sản của mình. Người dân không trực tiếp sở hữu và quản lý DNNN mà "ủy quyền" thông qua Chính phủ và các bộ ngành chức năng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của công trình nghiên cứu "Giám sát đánh giá hoạt động của DNNN" do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) công bố sáng 22-11 vừa qua thì Chính phủ đang thiếu trầm trọng công cụ pháp lý để giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. "Vấn đề trầm trọng là không có cơ quan, hay bộ nào chịu trách nhiệm chính trong giám sát DNNN", ông Phạm đức Trung, Phó trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp của CIEM, nói. Và vì thế, không có cơ quan nhà nước nào bị quy trách nhiệm vì sự đổ vỡ của Vinashin, Vinalines và một số DNNN khác, theo nhận xét của ông Trần Tiến Cưọng, chuyên gia về cải cách DNNN.

Không thể vực dậy nền kinh tế và cải thiện đọi sống nhân dân nếu khu vực DNNN cứ làm ăn tùy tiện mà không có sự giám sát, không có ai chịu trách nhiệm như hiện nay. Một số lãnh đạo DNNN làm thất thoát tài sản đã bị kết án tù, một số khác đang bị xem xét hình sự, nhưng đó chắc chắn chưa phải là giải pháp cho việc chấn chỉnh DNNN.

Vậy, giải bài toán khó này như thế nào? Anh/Chị có cao kiến gì, xin mọi đóng góp với tòa soạn.


Ý kiến bạn đọc

MINH TRI :

Nhà nước cần có chính sách tuyển chọn nhà quản lý kinh doanh giọi để lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Trong những năm qua có nhiều tập đoàn DNNN làm ăn kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, điển hình như tập đoàn Vinashin, Vinalines. Từ chủ tịch hội đồng quản trị , tổng giám đốc… sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thoát tiền của nhà nước và nhân dân, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử... Những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các DNNN.

để có hướng khắc phục để DNNN tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang hội nhập với thế giới, trước tiên cần phân loại các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa.

Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài toán phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả.

đối với các đơn vị DNNN làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thoát ngân sách quá lớn, việc đầu tiên là phải thay ngay các vị lãnh đạo, tổng giám đốc. Cần thiết phải xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không. Nếu không phù hợp có thể giải thể, các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu hoạt động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại.

Cần thay đổi tư duy việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn DNNN như thời gian vừa qua, như trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HđTV Vinalines mà không biết quản lý kinh doanh, trong thời gian dài để cho hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng sau đó lại được cơ quan chủ quản là Bộ GTVT tiếp tục đề bạt cất nhắc và có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Nếu cách sử dụng con người như vậy không biết các tập đoàn DNNN có còn tồn tại nữa hay không vì cuối cùng cũng phải phá sản, nhà nước không thể nào bao cấp mãi.

Muốn tồn tại chỉ bằng cách lựa chọn người biết quản lý kinh doanh, đây là yếu tố quyết định. Do vậy Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh, làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm tổng giám đốc hay giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao.

Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đoàn, doanh nghiệp, hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đoán của mình làm thiệt hại thất thoát về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất.

đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngoài ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm toán độc lập trong và ngoài nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết toán tài chính với Bộ chủ quản và Bộ Tài chính, cơ quan quản lý thuế...

Trong những năm qua, việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đoàn đơn vị, để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thoát tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi, cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán DNNN lỗ, dân chịu.

MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Saigontimes

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,459
  • Tháng hiện tại78,650
  • Tổng lượt truy cập41,259,251
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây