Trong khi thế giới tập trung vào căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ở biển đông, Bắc Kinh và New Delhi cũng rơi vào một cuộc chiến thầm lặng trên biển.
Bằng cách mọi thầu quốc tế khai thác cùng một lô dầu mà Ấn độ đã đạt thọa thuận với Việt Nam, Trung Quốc đã đưa ra lời thách thức. Nhưng với quyết định trụ lại tại lô dầu khí đã được Việt Nam mọi gọi khai thác, Ấn độ cho thấy họ đã sẵn sàng chấp nhận thách thức của Trung Quốc.
Xung đột giữa Ấn độ và Trung Quốc về biển đông đã bắt đầu hơn một năm nay. Ấn độ đã ký một thọa thuận với Việt Nam vào tháng 10-2011 để xúc tiến khai thác dầu khí ở biển đông và hiện đã tái khẳng định tiếp tục kế hoạch bất chấp thách thức của Bắc Kinh. Với việc nhận lời mọi của Việt Nam khai thác dầu khí tại các lô 127 và 128, công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Ấn độ ONGC Videsh Ltd., OVL không chỉ bày tọ mong muốn làm sâu sắc quan hệ của Ấn độ với Việt Nam mà còn phớt lọ cảnh báo của Trung Quốc.
Sau khi yêu cầu các nước "ngoài khu vực" không can thiệp vào biển đông, Trung Quốc đã gửi cho Ấn độ một thư lưu ý vào tháng 11-2011, nhấn mạnh với giọng điệu sai trái rằng "việc khai thác ở các lô 127 và 128 phải được sự cho phép của Bắc Kinh, nếu không mọi hoạt động của OVL bị xem là bất hợp pháp". Trong khi đó, Việt Nam dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 để tuyên bố chủ quyền hoàn toàn đối với 2 lô dầu khí đang được khai thác.
Một giàn khoan dầu khí của Công ty ONGC Videsh Ltd. Ảnh: BLOOMBERG
Ấn độ quyết định hành động dựa vào những tuyên bố của Việt Nam và phớt lọ sự phản đối của Trung Quốc, tiếp tục xác nhận rằng những dự án khai thác trong khu vực của nước này hoàn toàn mang tính chất thương mại. Xem sự can dự ngày càng tăng của Ấn độ vào khu vực đông à với ánh mắt ngọ vực, Trung Quốc ngày càng khó chịu trước những động thái gần đây của New Delhi.
Theo báo The Epoch Times tại New York, vào tháng 6-2012, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã gọi thầu khai thác 9 lô dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lô 128 đang khai thác, mà Việt Nam tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, là một phần của 9 lô bị CNOOC xâm phạm nói trên.
Tất cả các cưọng quốc về biển, bao gồm Ấn độ, có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải và tôn trọng luật quốc tế ở biển đông. Thế nhưng ngược lại, Trung Quốc đã liên tiếp xung đột với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong những tháng gần đây về những vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản và dầu khí ở biển Hoa đông và biển đông.
Lợi ích của Ấn độ trong việc khai thác nguồn năng lượng của Việt Nam đặt nước này vào thế xung đột trực tiếp với Trung Quốc. Theo phân tích của The Epoch Times, sự kình địch giữa hai cưọng quốc đang lên ở châu à mang tính chiến lược. Nếu Trung Quốc mở rộng sự hiện diện ở Ấn độ Dương thì Ấn độ cũng làm như vậy ở biển đông.
CAO TUẤN