“Arunachal Pradesh là phần không thể tách rời của Ấn Độ. New Delhi đã nhiều lần chuyển tải điều này tới chính quyền Trung Quốc”, tờ India Today ngày 28/6 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.
Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam in hàng loạt tấm bản đồ dọc thể hiện yêu sách phi lý về chủ quyên của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, chính quyền bang Arunachal Prades lên án mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi chính phủ Ân Độ tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
“Hành động của Trung Quốc không mới. Chúng tôi phản đối và lên án việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bang Arunachal Prades. Chúng tôi muốn Chính phủ đàm phán với Trung Quốc và tìm giải pháp cho vấn đề lãnh thổ”, ông Nabam Tukithủ hiến bang Arunachal Pradesh, tuyên bố.
Những tranh cãi liên quan đến bản đồ mới nhưng vô lý của Trung Quốc xuất hiện khi ông Hamid Ansari, phó Tổng thống Ấn Độ, tới Bắc Kinh tham dự các sự kiện kỷ niệm 60 năm ký hiệp định Panchsheel, bao gồm 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar.
Philippines liên tục lên tiếng phản đối tấm bản đồ mới của Trung Quốc. Ông C-harles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, cho rằng, việc Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ khổ dọc mới là một bước đi sai trái nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.
Bản đồ "đường lưỡi bò" mới của Trung Quốc nuốt gần như toàn bộ Biển Đông. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Trong cuộc họp báo hôm 26/6, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng đã khẳng định, việc Trung Quốc phát hành bản đồ dọc là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi đưa ra "đường 10 đoạn" nuốt gần trọn Biển Đông.
Những ngày qua, Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã đăng nhiều hình ảnh về tấm bản đồ Trung Quốc theo chiều dọc do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành hôm 25/6 với chú thích ngang ngược rằng “các đảo ở Biển Đông có cùng tỷ lệ với đại lục và được thể hiện rõ hơn so với các bản đồ truyền thống”.
Thậm chí trong bản đồ mới, Trung Quốc đã thay “đường 9 đoạn” bằng “đường 10 đoạn”, nuốt gần trọn Biển Đông, sát với bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.
Nguồn tin: Zing