Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ hai - 12/09/2016 23:091.4620
Nếu bạn không trả lời được câu hỏi 'Bạn muốn làm gì với cuộc đời của mình?' thì cũng đừng vội nản vì bạn không phải là trường hợp duy nhất chưa biết câu trả lời.
Nếu để ý bạn sẽ thấy rằng, ngay cả đến những người thành công nhất cũng không hoàn toàn tìm ra điều họ muốn làm ngay khi còn trẻ.
Tuy nhiên, để giúp bạn phần nào xác định được mục tiêu của mình, trangBusiness Insider đã tổng hợp một số gợi ý sau.
Hít thở sâu, thả lỏng và đừng vội mặc cảm
Tìm ra được mục đích cuộc đời, hay những gì mình mơ ước muốn làm luôn luôn chưa bao giờ là con đường thẳng. Vì thế, bước đầu tiên khi bạn chưa tìm ra là đừng cho phép bản thân hay người khác kinh thường bạn. Thành công không tới sớm không có nghĩa là nó không tới. Chỉ cần biết bạn vẫn đang đi trên con đường của mình, không bỏ cuộc ngay hiện tại thì chắc chắn bạn sẽ tìm ra điều gì đó thú vị.
Thích làm tình nguyện và du lịch bụi, Thái Hoàng Vũ (sinh năm 1992, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) đã trải nghiệm qua 16 quốc gia. Mỗi chuyến đi để lại cho Vũ nhiều kỷ niệm và kết nối với những con người xa lạ.
Tận dụng sự không chắc chắn
Trong một bài viết đăng trên LinkedIn, Deepak Chopra, tác giả nổi tiếng và là người sáng lập The Chopra Foundation nói rằng, nếu ông có thể tận dụng sự không chắc chắn của bản thân ngay từ sớm, ông đã có thể có can đảm, tận dụng nó như một cơ hội để trải nghiệm nhiều hơn ở mọi lĩnh vực.
Thí nghiệm
Lời khuyên hạy theo đuổi ước mơ của bạn nghe thật tuyệt vời, nhưng nó chỉ đúng với trường hợp bạn đã biết được ước mơ của mình là gì. Còn nếu chưa xác định được thì cách tốt nhất là bạn nên thử nghiệm. Suy nghĩ, lo lắng ít lại, làm nhiều hơn. Chính thời gian, công sức, năng lượng bạn bỏ ra sẽ không chỉ đem lại cho bạn kinh nghiệm sống cần thiết mà phần nào đem lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về mục đích cuộc đời.
Học đến cuối năm 3 ngành Quản trị Kinh doanh, Phan Thanh Duy (sinh viên Trường ĐH Hoa Sen) nghĩ đến việc kinh doanh và quyết định tạm ngưng việc học.
Tạo một danh sách những gì bạn thích và không thích
Hãy viết ra tất cả những gì làm bạn hứng thú cũng như chán ghét trong việc học, công việc, các mối quan hệ. Viết ra được danh sách này là một trong những thành công bước đầu không hề nhỏ mà bạn đạt được. Tiếp đó, mỗi khi định làm gì mới, hãy đối chiếu, xem lại danh sách này để sàng lọc, chọn lựa.
Xem xét điểm mạnh, điểm yếu
Nếu bạn chưa làm, thì hãy nghiêm túc một lần tự hỏi bản thân mình mạnh ở đâu, yếu chỗ nào, kỹ năng nào cần phải rèn luyện thêm. Bạn chưa rõ về bản thân thì bạn sẽ mãi trong trạng thái mơ hồ về mục đích.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016, Nguyễn Thị Kim Phượng (học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã khiến nhiều người nể phục khi đạt 26,25 điểm và trở thành thủ khoa khối C của Bình Định (văn: 9, sử: 8,25, địa: 9).
Suy nghĩ về mội trường làm việc kích thích bạn
Ở trường học bạn thích làm việc nhóm hay cá nhân, học các lớp lớn hay lớp không gian nhỏ? Điều này có thể cho biết môi trường làm việc bạn muốn. Nếu bạn thích học tại giảng đường lớn, có thể bạn thích nghi tốt hơn với các công ty lớn. Còn trong trường hợp bạn thích các nhóm nhỏ, lớp học nhỏ thân mật, bạn có thể tìm thấy mình ở một công ty start-up nhỏ.
Giao tiếp
Một trong những thứ vô giá nhất mà bạn có là những buổi nói chuyện trực tiếp với người nào đó đã hoặc đang làm trong lĩnh vực bạn quan tâm. Đó có thể là bạn bè, người thân trong gia đình, thầy cô, nhóm cựu sinh viên hoặc bất cứ ai bạn tin tưởng. Hãy hỏi họ về những gì họ làm, điều gì khiến họ thích hoặc ghét.
Với các công thức được đơn giản hóa, căn bếp 'mở' của chàng trai có biệt danh Mèo Mập thu hút hàng nghìn lượt quan tâm và chia sẻ.
Trung thực về trình độ hiện tại của bạn
Hãy trung thực với chính mình về kinh nghiệm, khả năng bạn đang có hiện tại. Nếu bạn ảo tưởng, bao biện cho thiếu xót của bản thân thì bạn sẽ không học thêm được gì mới, và khó tiến tiếp trên con đường tìm ra cái mình muốn.