Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ hai - 12/09/2016 23:081.1980
Là những người làm công việc giáo dục, trực tiếp chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi vùn vụt của ngành trong những năm qua, chúng tôi vẫn khẳng định điều này: đã là giáo dục thì không thể không thay đổi để phù hợp thực tế.
Chúng tôi rất tâm đắc phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trên BáoThanh Niên, ngày 5.9, rằng không muốn mình sẽ thành "đẽo cày giữa đường" trước ý kiến của dư luận. Ông Nhạ cũng cho rằng cái sai của chúng ta trong thời gian qua là chưa chú ý "điều kiện kèm theo" khi thực hiện, nên không đạt được kết quả... Đó là những ý kiến xác đáng.
Nhưng theo chúng tôi, cốt lõi vấn đề ở đây là phải thấy được phần "cứng" và phần "mềm", phần "ổn định vững bền" và phần "linh hoạt thay đổi" trong giáo dục, hay gọi nôm na hơn là phần "ngọn" và phần "gốc" của nó. Để từ đó xuất phát từ một hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cần thiết nên thay đổi như thế nào cho phù hợp. Thay đổi có sự kế thừa chỉnh sửa hay thay đổi phủ nhận sạch trơn? Thay đổi một phần phần "ngọn"; hay thay đổi tận cùng cả phần "gốc"?...
Trong tình hình VN hiện tại, nếu áp dụng thi trắc nghiệm cho môn toán ở kỳ thi THPT năm 2017 và những năm tiếp theo như phương án của Bộ GD-ĐT là không nên.
Theo chúng tôi, những thay đổi thời gian qua vẫn chưa có sự ổn định vững bền, khiến dư luận xã hội bất đồng là do chưa phân biệt được cần phải thay đổi thế nào, xuất phát từ đâu. Nếu năm 2017 này lại thay đổi hình thức thi, từ cách thi đơn môn trước đây thành một bài thi tổng hợp nhiều môn, thì đây là sự thay đổi lớn, đột ngột. Sự thay đổi dù được cho là theo hướng tích cực nhưng nếu thực hiện ngay sẽ tạo ra phản ứng tiêu cực từ dư luận; gây trở ngại, khó khăn cho người dạy và người học...
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, với nhiều thay đổi so với năm 2016.
Chưa kể, sự thay đổi này chưa xuất phát từ gốc của bản chất. Trong giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, nó phải phù hợp và xuất phát từ chương trình học, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập của người học, cách kiểm tra - đánh giá định kỳ... Thế nhưng tất cả những hoàn cảnh, điều kiện này ở nhà trường phổ thông hiện nay chưa được đáp ứng. Vả lại lộ trình thay đổi chương trình, sách giáo khoa từ năm 2018 đang cận kề trước mắt. Vậy thì việc đưa vào đổi mới đột ngột hình thức thi ngay năm học này phải chăng là cách làm ngược, theo kiểu "cầm đèn chạy trước ô tô", phải chăng là quá vội vàng?