Tê giác Java là loài động vật cực kỳ quý, hiếm, trên thế giới chỉ có hai quần thể: một quần thể phân bố ở đảo Java In-đô-nê-xi-a; một quần thể nhọ phân bố ở Việt Nam, cụ thể là ở khu bảo tồn Cát Lộc thuộc Vưọn quốc gia (VQG) Cát Tiên, tỉnh Ãồng Nai. Ãây là một trong những loài thú đã được các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế (WWF, IUCN) đánh giá cảnh báo là loài cực kỳ nguy cấp đang đứng trước thảm họa bị tuyệt chủng. Vì vậy đã có tên trong danh mục các loài động vật cần ưu tiên bảo vệ trong các nghị định của Chính phủ từ những thập kọ· 80 của thế kọ· trước và Sách Ãọ thế giới (IUCN). Tuy vậy, tình trạng xâm hại rừng làm mất môi trường sống cũng như nạn săn bắn trộm loài tê giác vẫn xảy ra ở ngay tại vùng sống ít ọi của chúng.
Nhằm cứu vãn tình hình nguy cấp nói trên, ngay từ những thập kọ· 90 của thế kọ· trước, tổ chức WWF tại Việt Nam phối hợp các cơ quan quản lý Việt Nam tổ chức bảo tồn loài thú quý, hiếm này bằng các hoạt động hỗ trợ về kinh phí, nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật điều tra, khảo sát cho lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên, cùng nhiều hình thức tuyên truyền khác. Ãặc biệt từ khi phát hiện bộ xương tê giác bị bắn chết (tháng 5-2010), WWF đã tiến hành cuộc khảo sát toàn diện bằng những công cụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại được tiến hành trong sáu tháng liên tục tại khu bảo tồn Cát Lộc, với diện tích khảo sát khoảng 6.500 ha và cuộc khảo sát được mở rộng ra khoảng 3.500 ha, là nơi thỉnh thoảng tìm thấy dấu vết của tê giác. Cuộc khảo sát quy mô của tổ chức WWF cùng với cán bộ kiểm lâm VQG Cát Tiên đến cuối năm 2010, không còn tìm thấy dấu vết của tê giác trên hiện trường. Qua việc phân tích DNA của các mẫu phân, WWF công bố tê giác Java một sừng ở Việt Nam đã bị tuyệt chủng.
Mặc dù tổ chức WWF đã công bố là tê giác Java một sừng Việt Nam đã bị tuyệt chủng, nhưng chúng tôi đề nghị, cần có sự phúc tra thêm một số vùng lân cận với khu bảo tồn Cát Lộc như: vùng phía bắc DakLimBô (Ãác Nông) và phía đông bắc Lộc Bắc thuộc tỉnh Lâm Ãồng và vùng phía bắc của tỉnh Bình Phước. Vì những vùng này trước đây loài tê giác thỉnh thoảng vẫn lui tới, biết đâu và kỳ vọng nho nhọ này sẽ là tin vui cho mọi người. Trước đây loài gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) được người Pháp phát hiện ở Việt Nam năm 1923, nhưng gần 40 - 50 năm không tìm thấy loài này trong thiên nhiên. Tưởng rằng loài này đã bị tuyệt chủng, nhưng may mắn thay vào thập kọ· 90 của thế kọ· trước, các nhà khoa học Việt Nam và tổ chức Birdlife international đã tìm thấy lại loài này tại một khu rừng ở huyện Phong Ãiền (Thừa Thiên - Huế) mẫu vật loài này được lưu giữ tại VQG Bạch Mã.
Qua sự kiện loài tê giác Java một sừng của Việt Nam bị tuyệt chủng do WWF công bố, chúng tôi xin đề xuất một vài kiến nghị.
Thứ nhất: Chính quyền địa phương, cộng đồng sở tại cần phối hợp chặt chẽ, thưọng xuyên với tinh thần trách nhiệm cao để quản lý, giám sát tài nguyên hiện hữu của địa phương để đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: Ban quản lý các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên phải tăng cưọng chỉ đạo, tổ chức các đội tuần tra bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, đặc biệt các loài được ưu tiên bảo vệ để kịp thời phát hiện các hành vi bẫy, săn bắn các loài động vật, cũng như khai thác gỗ trái phép.
Thứ ba: Hiện nay tình trạng một số loài động vật, thực vật ở Việt Nam cũng được cảnh báo là cực kỳ nguy cấp bị tuyệt chủng: Sao la, hổ, voi, hươu cà tông, bò tót... do vùng sống bị mất hoặc bị thu hẹp, săn bắn, bẫy để buôn bán tiêu thụ... Nếu không có những chủ trương, biện pháp hữu hiệu hơn thì điều đáng tiếc lại có thể xảy ra. Việt Nam được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế đánh giá là một trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, nhiều giống, loài đặc hữu, quý, hiếm trong thiên nhiên. Trách nhiệm bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên quý giá đó không chỉ các cấp quản lý, mà là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng trong cả nước.
Thứ tư: Ãối với một số loài thực vật, động vật quý, hiếm, số lượng cá thể của chúng trong thiên nhiên còn quá thấp như: Sao la, hổ, hươu vàng, hươu cà tông, bò tót, voi, cây thông nước, thông đọ... bên cạnh bảo tồn tại chỗ cũng cần áp dụng biện pháp bảo tồn chuyển chỗ bằng công nghệ thích hợp (xác định chính xác vùng sống của loài khoanh nuôi bán hoang dã). Việc kết hợp hài hòa giữa hai biện pháp này cũng là cơ sở bảo đảm cho việc bảo tồn nguồn gien thực vật, động vật quý hiếm ở Việt Nam.