|
Một khu dân cư phưọng Nghĩa đức thuộc Dự án hồ Trung Tâm Gia Nghĩa Ảnh: Y Krăk |
Lại điệp khúc chậm Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, tính đến thời điểm 31/6, toàn tỉnh chỉ mới giải ngân được hơn 619,1 tọ· đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bằng 32,3% kế hoạch năm; trong đó, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ được gần 465,3 tọ· đồng, đạt 35,9% KH; vốn cân đối ngân sách địa phương được hơn 101,8 tọ· đồng, đạt 20,7% KH. So với cùng kỳ năm 2011, tỉ lệ này cũng không cải thiện được là bao.
Cụ thể, nhiều nguồn vốn đến nay chưa giải ngân hoặc giải ngân rất thấp như nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được 12,1 tọ· đồng, bằng 3,3% KH; vốn ODA được 7,9 tọ· đồng, đạt 8,8% KH và nguồn thu tiền sử dụng đất. Còn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn đến thời điểm cuối tháng 6 chưa có khối lượng giải ngân…
Nguyên nhân một phần là do các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư dự án chưa thực sự quyết liệt trong vấn đề đôn đốc đẩy nhanh việc thực hiện khối lượng công việc.
Mặt khác, tình trạng vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Một số nguồn vốn bổ sung từ Trung ương mới được phân bổ, trong khi các địa phương lại chậm trễ trong việc lập kế hoạch, dự án triển khai nên đã hết nửa năm, nhưng vốn vẫn còn "nằm" chọ công trình.
Chưa kể đến, nguồn vốn giải ngân trong 6 tháng đầu năm phần lớn đang là vốn trả nợ khối lượng chuyển tiếp từ năm 2011 và vốn ứng. Vì thế, thực tế khối lượng công việc thực hiện từ đầu năm đến nay chưa được là bao.
Theo Kho bạc Nhà nước tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2012, hầu như không có công trình, hạng mục công trình mở mới nên chủ trương của tỉnh vẫn đang ưu tiên giải ngân nguồn vốn chuyển tiếp từ năm trước.
Thế nhưng, nhìn chung các đơn vị triển khai rất chậm. Số liệu giải ngân tại kho bạc thể hiện, đến thời điểm 31/6, Kho bạc Nhà nước tỉnh mới giải ngân được khoảng 33,6% lượng vốn của cả năm; trong đó chủ yếu là nguồn chi thưọng xuyên như tiền lương, các khoản chi công vụ khác.
đối với lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản, thực trạng các công trình hoàn thành, nhưng chưa quyết toán đang khá phổ biến. So với tiến độ chung của cả nước, đắk Nông còn chậm hơn khá nhiều (tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư của cả nước 6 tháng đầu năm đạt 42%). Vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ trong lĩnh vực này đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những tháng cuối năm đối với các cấp, ngành, địa phương.
|
Dự án thi công xây dựng hồ Thiên Nga giai đoạn 2 vẫn chưa được triển khai Ảnh: Y Krăk |
Những công trình…"đội vốn" và lãng phí Tiến độ giải ngân nguồn vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chậm và một số cơ chế hiện nay thiếu tính hợp lý đang là một trong nhiều nguyên nhân khiến hàng loạt công trình ở trong tình trạng "đội vốn" đầu tư lên rất nhiều so với dự toán ban đầu.
Điển hình nhất trong số này trước hết phải kể đến cụm công trình Hồ Trung Tâm thị xã Gia Nghĩa. đây là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với dự toán tổng mức đầu tư ban đầu là 398 tọ· đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã gặp một số phát sinh, vướng mắc nên tổng mức đầu tư đã phải nhiều lần điều chỉnh lên mức 978 tọ· đồng. Chưa dừng lại ở đó, hiện nay, theo dự kiến, mức vốn đầu tư cụm công trình này đã đội lên mức 1.400 tọ· đồng. Số vốn phát sinh này chủ yếu là vốn đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư khu tái định cư cho những hộ nằm trong khu vực dự án.
Vì thiếu tính quyết liệt trong quá trình triển khai cũng như quản lý quy hoạch nên tình trạng phát sinh dân cư, tài sản trên đất hàng năm tăng rất nhanh. Mặt khác, do kéo dài thời gian đầu tư nên các hạng mục công trình còn phải "gánh" thêm tỉ lệ trượt giá khá cao.
Tương tự, có khá nhiều dự án hiện nay đang rơi vào tình trạng "tiến thoái, lưỡng nan" vì tình trạng "đội vốn". Công trình công viên Hồ Thiên Nga (Gia Nghĩa) qua nhiều lần điều chỉnh, đến nay, tổng vốn đầu tư đã tăng lên 51 tọ· đồng, trong đó, riêng hạng mục giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc khu vực dự án đã chiếm tới 45 tọ· đồng.
Còn 4 công trình bệnh viện đa khoa ở các huyện đắk Glong, đắk Mil, Krông Nô và Tuy đức hiện cũng nằm trong tình trạng đầu tư lỡ dở vì hết vốn, chưa được bổ sung.
Ngoài những công trình đội vốn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng đang có hàng loạt công trình được người dân gắn cho cái tên "công trình lãng phí".
Không nói đâu xa, ngay trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, công trình làng nghề truyền thống ở xã đắk Nia có số vốn lên đến hơn 6 tọ· đồng, đã hoàn thành mấy năm nay, nhưng hiện giọ chỉ để không.
Chưa kể đến hàng loạt dự án đầu tư xây dựng chợ ở các xã, công trình cấp nước tập trung ở các thôn, bon cũng đang trong tình trạng "đắp chiếu", gây không ít lãng phí tiền của Nhà nước.
Bên cạnh đó, một số dự án như Siêu thị Coop max, Khu chung cư cho người thu nhập thấp, Khu thương mại Gia Nghĩa, mặc dù đã triển khai khá lâu, nhưng vì nhiều nguyên nhân mà hiện chưa thực hiện được. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhọ đến tiến độ, hiệu quả đầu tư chung cũng như tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Vướng ngay từ cơ chế Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, hiện nay, khá nhiều công trình đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đang triển khai gặp khó khăn về vốn. Ngoài nguyên nhân chủ quan trong quá trình thực hiện thì nguyên nhân sâu xa một phần là do vướng cơ chế quản lý từ Trung ương đến địa phương.
để hạn chế tình trạng phát sinh hạng mục, "đội vốn" công trình, Chính phủ đã có quy định, yêu cầu các địa phương sử dụng vốn đúng kế hoạch, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và không bố trí vốn đối với công trình điều chỉnh tổng mức đầu tư, phát sinh khối lượng, hạng mục… Về cơ bản, chủ trương trên đưa ra nhằm phát huy năng lực quản lý vốn của chủ đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, vượt kế hoạch vốn, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này lại thiếu tính khả thi vì hầu hết các công trình đang triển khai đều phải chịu thực trạng "đội vốn" do trượt giá. Mặt khác, những công trình có thời hạn đầu tư dài thì việc phát sinh vốn do nguyên nhân khách quan là không thể tránh khỏi.
Trong khi đó, Chính phủ quy định phải xác định "điểm dừng kỹ thuật", tức là đầu tư hết vốn theo dự toán thì dừng lại ở giai đoạn hợp lý, không bố trí thêm vốn để hoàn thiện với những công trình tăng vốn đầu tư.
Thế nhưng, quy định trên chỉ hợp lý với những hạng mục mang tính độc lập, còn những công trình như đường, cầu, bệnh viện… thì đâu là "điểm dừng kỹ thuật hợp lý" lại là vấn đề rất khó xác định vì nó mang tính liên hoàn, phải thực hiện đồng bộ tất cả các hạng mục liên quan mới có thể đưa vào sử dụng được.
Ví dụ như bệnh viện thì không thể đưa vào sử dụng khi mới xây lỡ dở hoặc không có các hạng mục xử lý rác thải… Hệ quả thực tiễn là hiện nay, các bệnh viện đa khoa huyện đắc Mil, Krông Nô… đang xây dựng dở dang, nhưng hết vốn đành phải để không, gây lãng phí và xuống cấp công trình vì không được duy tu, bảo dưỡng.
đối với cấp tỉnh, trong thời gian qua, để tranh thủ thời gian, tạo điều kiện cho đơn vị thi công, thì đã có chủ trương cho ứng vốn triển khai sau khi ký hợp đồng, nhưng lại không quan tâm đến vấn đề khảo sát, phương án khả thi trong đền bù, giải phóng mặt bằng.
Kết quả của "quy trình ngược này" đã dẫn đến tình trạng nguồn vốn giải ngân có khối lượng thực tế thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ vốn giải ngân tại kho bạc vì bị vướng khâu giải phóng mặt bằng, không triển khai được.
Thậm chí, có những công trình ứng vốn từ năm 2009, nhưng đến nay chưa thi công được vì chưa giải phóng xong mặt bằng. Trong khi đó, nhiều công trình có tính khả thi cao thì lại không đủ vốn để thực hiện.
Chưa kể đến thời gian qua, để tranh thủ các nguồn vốn, các địa phương đua nhau ghi vốn, lập dự án mà thiếu sự khảo sát, nghiên cứu tình hình để ưu tiên đầu tư có trọng tâm nên tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải là rất phổ biến.
Dễ thấy nhất là nguồn vốn phát triển du lịch, vốn trái phiếu Chính phủ… Với việc đầu tư dàn trải, nguồn vốn bị chia nhọ nên công trình bị chia ra nhiều giai đoạn, kéo dài thời gian đầu tư dẫn đến vấn đề phát sinh, trượt giá cũng như lãng phí.
Từ đây, đã xảy ra tình trạng là có nơi thì công trình chọ vốn và ngược lại, nơi thì vốn chọ công trình, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư và tình trạng kết dư ngân sách, chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vẫn chưa được cải thiện là bao.
đâu là giải pháp? Từ thực tế trên, theo Thưọng trực HđND tỉnh thì để đẩy nhanh tiến độ, phát huy nguồn vốn đầu tư, bản thân chủ đầu tư phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, đôn đốc đơn vị thi công.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quán triệt chủ trương không giao vốn đối với những công trình, hạng mục công trình chưa thực hiện kỹ công tác khảo sát, lập dự toán kinh phí, phương án khả thi về giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, các đơn vị chức năng cũng cần rà soát, xem xét những công trình có tính khả thi thấp để thu hồi, chuyển vốn cho những dự án có tính khả thi cao.
đối với một số nguồn vốn, tỉnh cũng cần quán triệt chủ trương đầu tư tập trung, không nên dàn trải như hiện nay để phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn; hạn chế tối đa tình trạng giải ngân không có khối lượng, kết dư ngân sách, chuyển vốn sang năm sau.
Hà An