Bí ẩn phía sau thành công của Thành Cát Tư Hãn

Thứ tư - 19/03/2014 07:54 792 0
Nhiều nhà sử học vinh danh Thành Cát Tư Hãn - người đã xây dựng nên đế chế Mông Cổ rộng lớn - là “kẻ xâm lược vĩ đại nhất” mọi thời đại, vượt qua cả Alexander Đại đế. Tuy nhiên, theo những dữ liệu được các nhà khoa học công bố vào giữa tháng 3 này, trên thực tế, Thành Cát Tư Hãn đã gặt hái được những thành công nhờ “mưa thuận, gió hòa”.

 

Trời “phù độ”

Hãng thông tấn Anh BBC dẫn báo cáo của các nhà khoa học cho rằng, sự nổi lên của Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ rộng lớn vào đầu thế kỷ thứ 13 đã được phù độ bởi thời tiết ôn hòa. Các nhà khoa học mới đây đã nghiên cứu vòng tròn của các cây cổ thụ ở miền trung Mông Cổ, và phát hiện ra rằng thời kỳ thịnh trị của Thành Cát Tư Hãn diễn ra đồng thời với thời điểm khí hậu trở nên ẩm ướt nhất và cũng ôn hòa nhất trong suốt hơn 1.000 năm. 

Điều này khiến cỏ mọc với tốc độ rất nhanh, giúp cung cấp lương thực dồi dào cho ngựa chiến trong đoàn quân xâm lăng của Thành Cát Tư Hãn. Đây là một lý do quan trọng giúp Thành Cát Tư Hãn có thể thực hiện khát vọng thống nhất các bộ lạc Mông Cổ nhằm xâm chiếm và trị vì một vùng lãnh thổ rộng lớn.

 

Các nghiên cứu tại Viện Quốc gia về Khoa học Mỹ cho biết, nhiều năm trước khi đế chế của Thành Cát Tư Hãn được xác lập, vùng đất Mông Cổ đã phải hứng chịu những trận hạn hán kinh hoàng kéo dài suốt một thập kỷ từ năm 1180 đến 1190. 

Những người Mông Cổ hiện đại luôn ca ngợi Thành Cát Tư Hãn như người sáng lập nên đất nước. Nhưng vào thời điểm đế chế này được mở rộng từ năm 1211 đến 1225, các vùng đất của Mông Cổ đã được đón những trận mưa mát mẻ bất thường, với thời tiết ôn hòa. 

“Việc thời tiết chuyển biến từ hạn hán nứt nẻ sang ẩm ướt ngay sau đó cho thấy khí hậu đã đóng một vai trò lớn trong các sự kiện của con người” - nhà khoa học và là đồng tác giả của nghiên cứu này, Giáo sư Amy Hessl của Đại học West Virginia cho hay. 

“Đó không phải điều duy nhất giúp tạo nên chiến thắng cho Thành Cát Tư Hãn, nhưng rõ ràng thời tiết đã giúp xác lập một môi trường lý tưởng cho vị Hãn uy quyền nổi lên giữa thời loạn lạc, để phát triển quân đội và tập trung quyền lực” - ông nói.

“Ở những nơi khô cằn, khí hậu ẩm ướt bất thường đã giúp tăng năng suất trồng trọt bất thường, và củng cố sức mạnh của kỵ binh của vị tướng tài Thành Cát” - nhà nghiên cứu này nói thêm.

Vị Hãn uy quyền

Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn năm 1206. Chỉ trong vòng 20 năm ở ngôi, ông đã đưa đội quân xâm lăng của Mông Cổ mở rộng bờ cõi khắp lục địa Á - Âu. Vào thời kỳ cực thịnh, diện tích của Đế Chế Mông Cổ đạt tới 33 triệu km vuông. Tức là bằng gấp đôi diện tích của Nga, quốc gia rộng lớn nhất thế giới hiện nay. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, 786 năm kể từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, rất nhiều bí ẩn về cuộc đời ông vẫn chưa được khai mở. Theo các nhà sử học Trung Quốc, “Thành Cát Tư Hãn bị ốm nặng, không chữa được nên đã qua đời vào mùa thu tháng 7 năm Nhâm Ngọ (tức 25.8.1227)”. Trong vòng hơn 200 năm qua, đã có hơn 100 đoàn khảo cổ với lực lượng hùng hậu nhất, trang thiết bị hiện đại nhất đã lặn lội đi tìm huyệt mộ của ông vua vĩ đại của người Mông Cổ. Tuy nhiên, đến giờ, vị trí huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn ở đâu vẫn là câu hỏi khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng để thúc giục đất nước Mông Cổ trỗi dậy, sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh.

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay3,937
  • Tháng hiện tại74,050
  • Tổng lượt truy cập41,254,651
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây