Khu chuồng lợn của gia đình chị Chắm có 20 ô, đang nuôi 6 lợn nái và hơn 70 con lợn thịt. Mỗi khi lợn mẹ đẻ, chị để lại lợn con nuôi thành lợn thịt. Bình quân cứ 1,5 - 2 tháng, chị xuất chuồng hơn 1 tấn lợn hơi.
Chị Chắm chăm sóc đàn lợn chuẩn bị xuất chuồng. |
"Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi "cò con", quy mô 7-8 con lợn thịt mỗi lứa, con giống là lợn lai thưọng. Cách đây 5 năm, T.Ư Hội hỗ trợ cho ND xã Hà Vị một dự án về chăn nuôi lợn ngoại. Gia đình tôi được nhận 1 con lợn nái ngoại. Từ đó, gia đình và một số hộ trong xã làm quen với mô hình nuôi lợn nái ngoại sinh sản" - chị Chắm cho biết.
Tuy nuôi lợn nái ngoại nhưng chị Chắm vẫn kết hợp nguồn thức ăn tận dụng, tự chế biến và thức ăn công nghiệp. Chị chia sẻ: "Rau xanh, sắn, ngô, cám gạo ở miền núi có sẵn nên tôi kết hợp các loại thức ăn này với cám công nghiệp. Có thể tốc độ tăng trọng của đàn lợn sẽ không đạt như quy chuẩn nuôi công nghiệp, nhưng trong bối cảnh chi phí chăn nuôi luôn theo xu hướng tăng thì việc kết hợp thức ăn có sẵn và thức ăn công nghiệp sẽ giảm được chi phí".
Chia sẻ của chị Chắm không phải không có lý. Mấy tháng đầu năm, nhọ "sốt" giá lợn hơi, chị xuất chuồng được 2 lứa lợn với giá cao. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây, lợn hơi liên tục rớt giá, hiện giá thu mua tại chuồng ở Bạch Thông là 56.000-57.000 đồng/kg.
"Với giá bán lợn hơi như vậy, người chăn nuôi công nghiệp có thể hoà, hoặc lỗ vốn, nhưng nuôi kết hợp nguồn thức ăn tại chỗ và thức ăn công nghiệp như gia đình tôi thì vẫn có lãi dăm bảy nghìn đồng/kg"- chị Chắm cho hay.
Nhọ nuôi lợn, gia đình chị Chắm còn tiết kiệm được khoản chi phí về chất đốt. Với hầm biogas 30m3, khí từ chất thải trong chăn nuôi đủ để gia đình chị đun nấu thoải mái. Tận dụng thêm nguồn thức ăn tại chỗ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải là một trong những kinh nghiệm chăn nuôi mà chị Chắm hay chia sẻ với nhiều hộ dân trong xã. Theo chị, các hộ nuôi lợn cần gây được đàn nái đủ tự cung cấp con giống sẽ hạn chế được việc lây lan các mầm dịch...
Nguồn tin: Dân việt