Các địa phương cần chủ động điều tiết nước để chống hạn

Thứ năm - 01/03/2012 05:59 1.646 0
Theo kết quả khảo sát của ngành Nông nghiệp tỉnh thì hiện nay tình trạng khô hạn cục bộ đã xảy ra ở một số nơi và có thể gia tăng đến cuối vụ nếu như các địa phương không chủ động nguồn nước.
Từ thực tế đó, các địa phương hiện tại đang tìm các giải pháp chỉ đạo sản xuất, vận hành điều tiết nước tưới hợp lý để hạn chế thiệt hại.





Các công trình thủy lợi ở đắk R’lấp đã phát huy hiệu quả
 




Tính đến trung tuần tháng 2, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành kế hoạch xuống giống các loại cây trồng vụ đông xuân. Do đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô nên hầu hết diện tích cây công nghiệp dài ngày đều được người dân đồng loạt bơm tưới để nuôi quả non. Còn ở một số cách đồng, người  dân tự ý gieo trồng thêm ngoài kế hoạch hàng ngàn héc ta cây trồng các loại. Do vậy, nhu cầu về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Thế nhưng, do thời tiết nắng nóng kéo dài tại hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh, khiến cho nguồn nước tại các sông, suối, trữ lượng nước các hồ, đập đã và đang có xu hướng giảm mạnh. Trong khi đó, hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh lại không thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu nước tưới cho cây trồng của các địa phương. Theo Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL đắk Nông thì hiện nay, toàn tỉnh có 188 CTTL chỉ mới đảm nhận tưới cho 4.082 ha lúa nước, 1.387 ha cây hoa màu và hơn 20.000 ha cà phê, cây công nghiệp khác. Vì vậy, ngoài một số địa phương được hưởng lợi từ CTTL thì nhiều vùng sử dụng nguồn nước tự nhiên từ sông, suối gặp không ít bất lợi. Điển hình, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tại huyện Krông Nô vụ đông xuân này đang đối mặt với tình trạng khó khăn về nguồn nước tưới cho cây trồng ngay bên dòng sông. Nguyên nhân trước hết là do tình trạng khai thác cát bừa bãi đã làm dòng chảy bị thay đổi nên không thể đặt trạm bơm tưới được. Ngoài ra, một số trạm bơm phải hoạt động theo quy trình xả nước của nhà máy thủy điện nên khiến cho nhiều diện tích cây trồng không được cung cấp nước tưới kịp thời. đơn cử, Trạm bơm số 1 và số 2 của hệ thống trạm bơm Buôn Choáh, những năm trước, trạm bơm thưọng sử dụng kênh dẫn vào bể chứa để hút nước thì năm nay, do cao trình mực nước của dòng sông thấp hơn kênh dẫn nước nên phải nối dài ống hút để bơm nước hoặc phải ngừng hoạt động… Còn tại các địa phương khác (ngoại trừ huyện đắk R’lấp), trữ lượng nước hiện tại ở nhiều hồ, đập đang ở mức rất thấp, có nơi mực nước hồ chứa thấp hơn 2,5 mét so với mực nước dâng bình thưọng.
 
Theo thống kê sơ bộ, hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 184 ha lúa nước và ngô trong phạm vi tưới tiêu của các CTTL đã và đang trong tình trạng thiếu nước. Trong đó, diện tích lúa thiếu nước là 154 ha, ngô có 30 ha. Hầu hết diện tích cây trồng bị thiếu nước chủ yếu xảy ra trên địa bàn 2 huyện là Krông Nô: 124 ha, Chư Jút: 60 ha. Còn tại các huyện như đắk Song, Tuy đức, đắk Glong cũng có xảy ra thiếu nước cục bộ, nhưng với diện tích không đáng kể.
 
Trước thực tế đó, Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL đắk Nông và các địa phương đã và đang tổ chức bố trí công nhân, cán bộ kỹ thuật thưọng xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình nguồn nước để khai thác, vận hành điều tiết hợp lý tại hệ thống đầu mối các CTTL. đáng chú ý là có một số van điều tiết tại các cống đầu mối công trình bị hư họng, không vận hành được đã được các đơn vị rà soát lập hồ sơ và đang tiến hành hợp đồng với các đơn vị cơ khí tổ chức sửa chữa thay thế. Riêng Trạm bơm số 1 và số 2 thuộc hệ thống bơm xã Buôn Choáh (Krông Nô) sẽ được Công ty gia cố ống hút, đảm bảo công suất bơm phục vụ nước sản xuất và chống hạn cục bộ đang diễn ra ở các địa phương. Phần lớn các tuyến kênh chính, kênh nhánh đã được nạo vét, tu sửa, thay thế thiết bị, khai thông dòng chảy đảm bảo nước tưới đến vị trí cống đầu kênh nội đồng. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh do đặc điểm địa hình, đặc thù công trình, tập quán canh tác của người dân… nên kém phát triển, chưa đáp được yêu cầu của thực tế sản xuất. Bên cạnh đó, ở hầu hết các địa phương đều chưa có các tổ chức dùng nước do những người trực tiếp hưởng lợi thành lập để quản lý, duy tu bảo vệ và vận hành dẫn nước tại các hệ thống kênh mương nội đồng. Vì vậy, các công trình kênh mương nội đồng sau khi đưa vào sử dụng thì không bao lâu đã bị hư họng, bồi lấp, thất thoát và gây lãng phí nguồn nước.
 
Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh thì để đáp ứng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài trách nhiệm quản lý, sửa chữa của doanh nghiệp khai thác CTTL thì về phía địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước một cách tiết kiệm và tham gia tổ chức nạo vét, khai thông dòng chảy cho hệ thống kênh mương nội đồng, tận dụng triệt để nguồn nước sẵn có nhằm cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng, nhất là trong những thời điểm nắng hạn của vụ đông xuân này.
 
Bài, ảnh: Văn Tâm

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,108
  • Tổng lượt truy cập41,235,709
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây