Các luật sư của Hội Luật gia Dân chủ quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam

Thứ năm - 12/06/2014 22:52 753 0
Tại buổi tuyên bố của Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL) về tình trạng vi phạm leo thang tại Biển Đông (11.6), ông Jitendra Sharma (Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch IADL đã đề cập đến những vấn đề xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, hành động gây hấn leo thang tại Biển Đông Việt Nam.
ông Jitendra Sharma (Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch IADL.

Ông cũng khẳng định, Hội Luật gia Dân chủ quốc tế sẽ giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và chính nghĩa cho Việt Nam trong vấn đề pháp lý bảo vệ chủ quyền tại tòa án quốc tế. 
 

- Theo ông, nếu Việt Nam tiến hành kiện Trung Quốc về việc hạ đặt  trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam thì nên kiện ra tòa án quốc tế nào? IADL sẽ hỗ trợ như thế nào cho Việt Nam về mặt pháp lý?
Ông Jitendra Sharma: Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình nên tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề theo con đường hòa bình. Chúng tôi muốn nói là chúng tôi luôn sát cánh bên cạnh người dân Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ ủng hộ Việt Nam hết mức để giải quyết vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan là một vi phạm trắng trợn. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có quyền thực hiện tất cả các bước để giải quyết vấn đề của mình, đó là quyền của Việt Nam, nhưng dù thế nào, chúng tôi cũng luôn ủng hộ Việt Nam.

Câu chuyện quyết định làm gì thì chúng tôi để Việt Nam tự lựa chọn chứ chưa đưa ra bất cứ góp ý nào. Cho đến hiện tại, chúng tôi chỉ có thể nói rằng, cho dù Việt Nam kiện ở bất cứ tòa án quốc tế nào, chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam. Chúng tôi cũng đã có kêu gọi trực tiếp với phía Trung Quốc là tôn trọng chủ quyền hợp pháp của phía Việt Nam.

Nội dung phản đối hành động của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 và những hành động gây hấn với Việt Nam được Hội Luật gia Dân chủ quốc tế gửi đến Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. 
- Tại diễn đàn Shangri-la vừa qua, tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khẳng định rằng: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) “không áp dụng đối với các đảo và biển ở Biển Đông”. Ông bình luận gì về vấn phát biểu này?
Ông Jitendra Sharma: Nói thẳng luôn quan điểm của tướng Trung Quốc đó là tuyên bố sai lầm. Vì trong toàn bộ văn bản đó, chúng ta không tìm thấy điều khoản nào loại trừ, không được áp dụng như thế, mọi xung đột về lãnh hải phải sử dụng luật biển để giải quyết tranh chấp đó. Tất cả những gì liên quan đến hòn đảo hoặc biển xung quanh đều rơi vào phạm trù của công ước LHQ về luật biển, Trung Quốc không thể loại trừ.
- Ngoài Tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông nói trên, Hội Luật gia dân chủ quốc tế đã và sẽ có những hỗ trợ cụ thể nào với Việt Nam trong quá trình đấu tranh pháp lý, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam?
Ông Jitendra Sharma: Chúng tôi không bao giờ nói trực tiếp là giúp cái gì. Nhưng bất cứ khi nào chính phủ Việt Nam đưa ra yêu cầu về hỗ trợ pháp lí chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ. Nói cách khác, chúng tôi không bao giờ nói một câu chủ động là các bạn hãy đến đây để chúng tôi giúp, nhưng khi các bạn đến với chúng tôi thì chúng tôi sẽ giúp các bạn.

Quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là quyết định của chính phủ và người dân Việt Nam. Rõ ràng Việt Nam có thể kiện ra tòa án quốc tế, tất nhiên, đây là 1 quyết định rất quan trọng, và tôi tin người dân Việt Nam cùng Chính phủ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

Phán quyết của tòa tư pháp quốc tế cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định của 1 nhóm chính trị là thành viên của họ, nhưng Việt Nam cũng có những cơ sở pháp lý và chính trị tương đối mạnh, nên một khi Việt Nam đã cân nhắc mọi lẽ và đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế thì Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ rồi, những luật sư của IADL có kinh nghiệm trong các vụ kiện quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nếu Việt Nam đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.

- Nhiều ý kiến cho rằng một kết quả có lợi cho Việt Nam mà tòa án quốc tế cũng không mang tính ràng buộc nên có thể phán quyết của tòa quốc tế sẽ không được thực thi? Trong trường hợp này Việt Nam nên làm gì, thưa ông?
Ông Jitendra Sharma: Chúng ta không có cách nào để buộc một nước phải tuân thủ theo phán quyết của tòa án quốc tế, đã từng xảy ra vụ việc phán quyết của tòa không được thực thi, tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ cũng không có cách nào, bởi bản thân tòa án quốc tế chỉ là cơ quan đưa ra phán quyết chứ không có cơ chế cưỡng chế thực thi. Trừ khi LHQ tuyên bố nếu nước nào đó không thực hiện theo phán quyết của tòa án quốc tế thì nước đó sẽ bị tước bỏ tư cách thành viên LHQ.
Cho dù phán quyết không được thực thi, nhưng việc chúng ta đưa vụ việc ra tòa án quốc tế cũng thể hiện sự mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền của mình.
- Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử  và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong khi Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào, ông có nhận xét gì?
Ông Jitendra Sharma: Tôi hoàn toàn nhất trí vì những bằng chứng lịch sử hoàn toàn có lợi cho Việt Nam. Tất cả đều khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở các quần đảo, không có lý lẽ nào để Trung Quốc có thể đặt một vật thể như giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông có nhận xét gì trước hàng loạt hành động ngang ngược của Trung Quốc, tàu của họ liên tiếp đâm va phun vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, tàu cá của ngư dân Việt Nam gây thương tích cho lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam? 
Ông Jitendra Sharma: Chúng ta cũng đều đã thấy rõ được thái độ hung hăng của Trung Quốc khi dùng tàu lớn tấn công tàu nhỏ của Việt Nam, nhất là thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không có gì có thể biện hộ cho hành vi sai trái của Trung Quốc.
Luật Hàng hải cũng không cho phép bất cứ hành động tấn công nào đối với các tàu thuyền, nhất là trong khu vực vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác. Hành động dùng nhiều tàu bảo vệ vòng trong vòng ngoài là sai hoàn toàn, chiếu theo công ước LHQ, hành động của Trung Quốc hoàn toàn là sai trái.
Khi đưa ra tòa án quốc tế, dù phán quyết đưa ra có lợi cho Việt Nam nhưng có thể tính thực thi sẽ không cao. Nhưng mặt khác, chúng ta vẫn thể hiện được vị thế của mình trước cộng đồng dư luận quốc tế.

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại61,288
  • Tổng lượt truy cập41,129,091
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây