|
Tập đoàn Than và khoáng sản VN nợ 56.763 tỉ đồng. Trong ảnh: khai thác than tại Quảng Ninh - Ảnh: N.đán |
Tại hội thảo đổi mới cơ chế, chính sách tài chính hỗtrợ tái cấu trúc DNNN tổ chức ngày 31-5, các chuyên gia, nhà khoa họccũng như Bộ Tài chính cho rằng để xảy ra một loạt sai phạm củaVinalines, Vinashin... là do buông quản lý và giám sát vốn nhà nước tạicác DNNN...
Nợ gấp 3-10 lần vốn chủ sở hữu
Trong tổng số nợ 415.000 tỉ đồng, hơn một nửa số tiềnnày là khoản vay của các tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Dầu khí VN:72.300 tỉ đồng, Tập đoàn Điện lực VN: 62.800 tỉ đồng, Tập đoàn Côngnghiệp than và khoáng sản VN: 20.500 tỉ đồng, Vinashin: 19.600 tỉ đồng.Theo Bộ Tài chính, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỉ lệ nợphải trả trên vốn chủ sở hữu trên ba lần, đặc biệt có bảy tập đoàn vàtổng công ty có tỉ lệ trên 10 lần.
Ông đặng Văn Thanh, chủ tịch Hiệp hội Kế toán và kiểmtoán VN, cho rằng cần phân tích những khoản nợ mà các tập đoàn và tổngcông ty đang vay, khoản nào là bình thưọng, khoản nào không có khả năngtrả. "Chúng ta phải đánh giá cụ thể khả năng tài chính của từng DN. Cònviệc DN không có vốn mà đi vay để kinh doanh là bình thưọng. Chỉ lo ngạilà các DN đi vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Còn kinh doanh đến mứckhông có khả năng thanh toán, hoạt động thua lỗ là điều không hay chokinh tế, vì dù là vốn đi vay hay vốn của Nhà nước thì cũng là vốn củangười dân, của toàn xã hội" - ông Thanh nói.
để đánh giá tình trạng tài chính của DN khọe hay yếu,theo ông Thanh, có hai chỉ tiêu xem xét là tổng số nợ với tổng số tàisản. Nếu như tổng số nợ chiếm 50% tổng số tài sản thì DN đó lâm vào tìnhtrạng không bình thưọng, còn khi nợ chiếm 90% tổng tài sản thì DN lâmvào tình trạng phá sản.
|
Công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực VN làm chủ đầu tư. Tập đoàn này nợ 239.699 tỉ đồng - Ảnh: Duy Anh |
Thiếu minh bạch, quản lý lọng lẻo
Ông Phạm đình Soạn, nguyên cục trưởng Cục Tài chính DN(Bộ Tài chính), cho rằng sai phạm tại các DN như Vinalines do một phầncơ chế. Việc giám sát vốn nhà nước tại các DN có quá nhiều tầng nấcnhưng không tập trung mà "anh nọ tưởng anh kia làm". Do vậy, cần tổ chứcmột đơn vị giám sát chịu trách nhiệm chính là Bộ Tài chính.
Ông đặng Văn Thanh chia sẻ những sai phạm vừa qua như ởVinalines, Vinashin chỉ được phát hiện khi cơ quan thanh tra tiến hànhthanh tra là do cơ chế chưa thật sự minh bạch. Hiện nay gần như không cócơ chế tài chính - kế toán cho các tập đoàn và tổng công ty, trong khicác "ông lớn" rất phức tạp, kinh doanh đa ngành, đan chéo, dọc có ngangcó.
Chính vì vậy, báo cáo tài chính hợp nhất, xử lý tàichính nội bộ lúng túng, nói sai cũng được, nói đúng cũng được. Lỗ hổngnày cơ quan quản lý đã nhìn ra từ vài năm nay nhưng không xử khi chưathấy nổi lên ung bướu. Cho đến khi phát hiện thì ung thư đã di căn, conbệnh quật xuống đã gây thiệt hại lớn.
"Ngay cả những khoản chi tiêu lên đến hàng ngàn tỉ đồngmà bộ phận kế toán không hay, không có vấn đề mới lạ. để chấn chỉnhtình trạng này, tới đây hệ thống kiểm soát nội bộ tập đoàn cần phải đượcthiết lập vì đây là hệ thống "cầu chì", ví như hệ thống điện, nếu khôngcó cầu chì thì nhiều thiết bị điện sẽ hư họng" - ông Thanh nói.
Không thể tiếp tục "nuôi"
để tái cấu trúc DNNN, ông đặng Quyết Tiến, phó cụctrưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), cho biết một trong những phươngán mà Bộ Tài chính đưa ra là cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Theo đềán này, đến năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa thành công 573 DNNN. So vớitiến độ của năm 2011 và cả bốn tháng đầu năm nay, mới có sáu DNNN đượccổ phần hóa nên phải tăng tốc khoảng 240% mới hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, ông Soạn lo ngại cổ phần hóa sẽ khó có thểthành công nếu "làm trong tâm trạng lừng khừng, nửa vọi như hiện nay".Theo ông Soạn, phải xử lý ngay những vướng mắc liên quan phương thức xácđịnh giá trị tài sản DN, xử lý công nợ... trên nguyên tắc phải theo cơchế thị trường thì mới cổ phần hóa được.
Liên quan đến đề xuất thoái vốn đầu tư ngoài ngành tạicác DNNN của Bộ Tài chính, ông Soạn đề nghị chỗ nào làm không hiệu quả,gây thiệt hại thì phải thoái sớm. Ngành nào hoạt động mang lại tỉ suấtlợi nhuận cao nên tính toán thật kỹ. Ông Đinh Quang Tri, phó tổng giámđốc Tập đoàn Điện lực VN, cho rằng việc cải tổ DNNN phải xem những DNnào không phát huy hiệu quả thì bán luôn. Thà rằng Nhà nước lỗ một tícòn hơn nuôi rồi sau này mất toàn bộ vốn. Có thể giải thể DN đó để tạocơ hội cho tư nhân thúc đẩy lên.
Mặt khác, vụ đổ vỡ xảy ra do nhiều nguyên nhân cá nhân,công tác tổ chức cán bộ... Do đó, chính sách tài chính và cán bộ phảiđi cùng với nhau. Nếu cơ chế tài chính rất đẹp nhưng người thực hiệnkhông đủ năng lực kinh tế, quản lý, kỹ thuật và đạo đức thì cơ chế tàichính có đẹp bằng "giọi" cũng họng.
|
Tuoitre
Không thể không vay...
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV), cho rằng việc DN phải vay vốn khi đang có những dự án là đương nhiên bởi khó có DN nào đủ vốn làm tất cả. Dù số tiền vay của TKV đã lên tới trên 20.000 tỉ đồng, ông Biên khẳng định tình hình tài chính của TKV hiện đang tốt và nếu có vay 20.000 tỉ đồng thì cũng không phải là nỗi lo quá lớn, bởi doanh thu một năm của tập đoàn này đang ở khoảng 100.000 tỉ đồng. Ông Biên cũng cho biết trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng cung ứng than cho nền kinh tế, TKV sẽ phải tiếp tục tăng vay để đầu tư. Các khoản vay đều phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
CẦM Vđ‚N KÃŒNH
Nguồn tin: Theo Tamnhin.net