Các tỉnh Tây Nguyên xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, khai thác gỗ trái phép

Thứ ba - 27/08/2013 21:49 1.557 0
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp để xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép nên số vụ vi phạm tài nguyên rừng ngày càng giảm. Gần 8 tháng qua, diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Ban Công tác lâm nghiệp Tây Nguyên để phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai điều tra, khảo sát, kiểm kê, xử lý các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Các tỉnh Tây Nguyên thành lập các đội kiểm tra liên ngành, kiểm tra lưu động phối hợp với các địa phương tập trung mở các đợt tấn công, truy quét xóa bỏ có hiệu quả tại các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng. Các địa phương cũng đã lập danh sách các “lâm tặc”, tuyên truyền, vận động chuyển đổi ngành nghề, ký cam kết không vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển gỗ trái phép; kiên quyết xóa bỏ, thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động trên 183 cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng; vận động các chủ doanh nghiệp đưa các cơ sở chế biến gỗ vào các điểm quy hoạch, cụm công nghiệp.
 
 
Nhờ vậy, hiện các điểm nóng về khai thác gỗ, lấn chiếm đất rừng trái phép ở các địa bàn Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Ngo (tỉnh Đắk Nông), Ea Súp, Krông Năng, Ea H’Leo, Krông Bông, Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk), Măng Yang, K’Bang (Gia Lai), Kon Plông, rừng đặc dụng Đắk Uy (Kon Tum) đã được hạn chế nhiều. Tỉnh Đắk Lắk còn kiên quyết thu hồi đất của các hộ dân lấn chiếm đất rừng trái phép, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi triển khai các phương án sản xuất. Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên cũng rà soát, thu hồi 94 dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, trồng rừng, sản xuất nông, lâm nghiệp khác với 16.057 ha; tạm dừng 38 dự án với diện tích trên 52.800 ha. 
 
Tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay ở Tây Nguyên vấn đề nổi lên là các mô hình hoạt động của các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng còn bộc lộ nhiều bất cập, không đủ khả năng để quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp. Việc quy hoạch, sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp chưa hiệu quả, tiến hành quá chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn còn quá yếu kém, thiếu kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, tình trạng chặt phá rừng trái phép vẫn diễn ra; sự phối hợp của hệ thống chính trị mà nòng cốt là lực lượng kiểm lâm chưa tốt nên việc phá rừng, chặt trộm gỗ quý ở rừng đặc dụng, phòng hộ, săn bắn động vật hoang dã vẫn tiếp diễn, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng rừng và đa dạng sinh học trên địa bàn./. 
 
Quang Huy
 
DIỄN ĐÀN
CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG Hiện nay luật quản lý bảo vệ rừng đang thực hiện và các nghị định xử phạt hành chính đối với lãnh vực này chưa mang tính răn đe, chủ rừng cũng như lực lượng kiểm lâm chức năng xử lý còn hạn chế , chưa đủ chế tài để xử lý các vụ vi phạm lâm luật. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả, Trước tiên đối với chủ rừng như Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý vườn quốc gia hoặc các đơn vị doanh nghiệp là các đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm giám đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. Thứ hai Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội sửa đổi Luật quản lý và bảo vệ rừng phải mang tính răn đe xử lý về hình sự đối với các đối tượng ( gọi lâm tặc ) cố ý khai thác vận chuyển gỗ trái phép, tự ý khai hoang rừng để sản xuất không đúng theo quy họach của nhà nước mặc dù họ đã có đủ đất để sản xuất . Hiện nay các vụ việc trên chủ yếu xử lý về mặt hành chính nên công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được hiệu quả, các vụ vi phạm bị khởi tố xử lý về mặt hình sự đưa ra xét xử không được bao nhiêu, vì những hành vi vi phạm lâm luật chưa vượt khung xử phạt về hành chính. Thứ ba Nhà nước nên thành lập Lực lượng đặc nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng bao gồm kiểm lâm, cảnh sát môi trường, biên phòng... mà kiểm lâm làm nòng cốt và trang bị những phương tiện cần thiết cho lực lượng kiểm lâm ở các tỉnh có rừng chiếm diện tích lớn, như Máy bay trực thăng để thường xuyên tuần tra vừa phục vụ cho công tác quốc phòng, biên giới đồng thời có thể phát hiện kịp thời ở các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, mà vừa qua bọn lâm tặc lợi dụng đường đi lại khó khăn hiểm trở trong rừng, nên bọn chúng đã vào các khu vực này khai thác, đến khi lực lượng kiểm lâm biết được khi đến nơi thì đã quá trễ. Nếu có phương tiện này lực lượng đặc nhiệm sẽ phát hiện bọn lâm tặc đang khai thác vận chuyển gổ trái phép và kịp thời xử lý theo quy định pháp luật. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay10,338
  • Tháng hiện tại41,498
  • Tổng lượt truy cập41,560,308
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây