Sáng 18/9, đoàn giám sát Quốc hội đã làm việc với 4 tỉnh Tây nguyên liên quan đến việc thi công "ì ạch" đường Hồ Chí Minh (QL 14). Phó Giám đốc Sở GTVT Gia Lai Võ Văn Văn cho biết, ngoài những nguyên nhân khách quan khiến quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh Gia Lai bị chậm trễ, còn là trách nhiệm của chủ đầu tư với năng lực quá yếu kém. Có nhà thầu đã quyết định "bọ của chạy lấy người" và gói thầu này hiện vẫn chưa được quyết toán.
Còn GiaÌm đôÌc Sở GTVT Đăk Nông Nguyễn Văn ViêÌ£n cho hay, ngaÌ€y 17/9, Công ty TNHH TâÌ£p đoaÌ€n đưÌc Long Gia Lai (trúng 10 gói thầu thi công 70 km quôÌc lôÌ£ 14 theo hình thức BOT đoaÌ£n qua tỉnh Đăk Nông) vẫn chưa triÌ€nh caÌc hôÌ€ sơ thú‰ tú£c như đã cam kêÌt cho tỉnh. Hiện, công trình vẫn trong cảnh dở dang, chơÌ€ vốn.
Theo báo cáo của đại diện UBND tỉnh Gia Lai, Công ty đưÌc Long Gia Lai đang gặp khó khăn về vốn, các ngân hàng không cho đơn vị này vay và nếu vay vốn các tổ chức tín dụng trong nước theo lãi suất hiện hành thì công ty sẽ không có lãi.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c4/68/quoc-lo1.jpg) |
Quốc lộ 14, con đường huyết mạch từ các tỉnh Tây Nguyên đi TP HCM và các tỉnh miền đông Nam Bộ sau hơn 2 năm thi công vẫn nham nhở. Ảnh: Kh. Uyên |
Ông Trần đức Khanh, Phó Ban chỉ đạo Tây nguyên nhận định, Chính phủ đưa ra chính sách ưu tiên cho các tỉnh Tây Nguyên nhưng lại duyệt phương án BOT cho quốc lộ 14. "Như vậy chẳng có gì ưu tiên cả. Nhà thầu đương nhiên là muốn có lợi nhuận và đương nhiên tất cả lại sẽ đổ đầu dân gánh thôi", ông Khanh nói.
đồng quan điểm, ông Hoàng Công Lự, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho rằng, Chính phủ cần tính toán lại bởi nếu sử dụng phương án BOT thì nhà thầu bắt buộc phải thu phí và khoản này dân phải gánh, chuyện bức xúc khó tránh khỏi. "đưọng từ TP Kon Tum đi thị xã đồng Xoài chỉ dài hơn 600 km, nhưng các nhà thầu đề nghị lập 15 trạm thu phí. Riêng tỉnh Gia Lai có 65 km quốc lộ 14 mà đức Long đề nghị thành lập 2 trạm thu phí. Làm như thế dân chịu sao thấu", ông Lự bức xúc.
Trả lời các ý kiến, ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, các nhà thầu đề nghị lập 15 trạm thu phí từ TP Kon Tum đến thị xã đồng Xoài, song qua khảo sát đã quy hoạch lại còn 9 trạm và khoảng cách giữa các trạm là 70 km.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c4/68/dai_bieu.jpg) |
đại diện các tỉnh Tây Nguyên làm việc với đoàn giám sát của Quốc Hội sáng 18/9. Ảnh: Tùy Phong. |
Ông Sơn cũng đưa ra giải pháp là cho phép doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh được miễn thuế thu nhập trong thời gian khai thác hoàn vốn nhằm rút ngắn thời gian hoàn vốn. đồng thời, cho phép áp dụng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) đối với một số dự án khó huy động vốn để đầu tư BOT; nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và giao cho các UBND tỉnh, thành phố có dự án đi qua bố trí quỹ đất…
Cũng theo ông Sơn, đối với các tỉnh Tây Nguyên, cần xem xét đưa vào dự án kêu gọi ODA. "trường hợp đầu tư BOT song không kêu gọi được nhà đầu tư vì lưu lượng xe thấp, khó hoàn vốn trong vòng 25 năm, cho phép Ban được đứng ra vay vốn lãi suất thấp có bảo lãnh của chính phủ để đầu tư BOT trong thời gian 25 năm. Nếu sau đó chưa hoàn lại vốn, Chính phủ sẽ mua lại phần giá trị còn lại của công trình", ông Sơn nói.
Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm ủy ban KHCN&MT Quốc hội đánh giá, những tổn thất do quốc lộ 14 ì ạch đã lên đến con số 10% so với tổng giá trị đầu tư, đó là chưa kể đến tổn thất gián tiếp. đoàn giám sát sẽ kiến nghị để dự án đường Hồ Chí Minh được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm nhằm tháo gỡ khó khăn.
"Về giải pháp, nếu đưa được dự án vào vay ODA thì quá tốt vì đường làm xong không phải thu phí song đợi kêu gọi rất lâu. Vốn trái phiếu Chính phủ thì đã bố trí hết cho các dự án trọng điểm đến năm 2015, hiện Quốc hội chưa có kế hoạch phát hành đợt trái phiếu mới", ông Lĩnh cho biết.
Tùy Phong