Muốn như vậy các ngành chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Công thương phải xác định rõ chi phí hợp lý cơ cấu trong giá thành sản xuất 1kwh điện và quy định cụ thể tọ· lệ % lợi nhuận định mức đối với ngành điện để làm cơ sở điều chỉnh giá bán điện. đây chính là giá trần cho phép.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng v.v… nên đã bị lỗ. đến nay EVN lại có phương án án tăng giá điện và như thế khiến người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý.
Vì giá bán điện hiện nay cho các hộ dân đã cao hơn giá thành sản xuất của ngành điện, như vậy bán điện cho người dân ngành điện không bị lỗ, nay lại tiếp tục nâng giá bán điện cao hơn nữa rõ là không hợp lý.
Hiện nay EVN đang độc quyền đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm; kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngoài. EVN cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng, khó kiểm tra kiểm soát.
Có thể thấy không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép, xi măng nữa, nếu không thì ngành điện sẽ tiếp tục bị lỗ, rồi lại nâng giá điện và cuối cùng thì người dân phải gánh chịu.
để tránh độc quyền của EVN, nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của EVN cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đoàn. EVN chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt mà thôi.
Bộ Tài chính cần công khai cơ sở giá tính điện cho người dân biết. đối với giá bán điện sinh hoạt cho người dân hiện nay nên quy định một mức giá bán như giá bán điện cho sản xuất.
Minh Trí
Nguồn tin: VnEpress.net