Căn cứ khổng lồ của người ngoài hành tinh giữa sa mạc?

Thứ sáu - 04/01/2013 22:45 933 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Giữa sa mạc Gobi nắng cháy, các nhà khoa học đột ngột phát hiện loạt khối vuông kỳ lạ được xếp theo trật tự trải dài đến 40km. Một tranh cãi lớn đã nổ ra, khi nhiều người tin rằng đó có thể là căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh?

Công trình nhân tạo lớn thứ 5 thế giới

Google Map (Bản đồ Google) và Google Earth (Bản đồ trái đất thực tế nhìn từ vệ tinh) là loại bản đồ có thể quét rộng khắp nơi, kể cả những vùng xa xôi nhất, hẻo lảnh nhất trên trái đất. Vệ tinh của Google liên tục truyền về những thay đổi địa hình của trái đất, giúp các nhà lập trình nhanh chóng cập nhật lên bản đồ. Bà Amelia Carolina Sparavigna, một giáo sư vật lý tại đại học Bách khoa Turin ở Italy trong một lần theo dõi Google Earth tình cọ phát hiện ra một hình vuông kỳ lạ ngay giữa sa mạc Gobi, gần thị trấn Nhược Khương, Trung Quốc.

Ban đầu, bà không tin vào mắt mình, bà đã thực hiện thao tác "tải lại trang" trên máy tính. Vẫn như lần đầu bà nhìn thấy, hình vuông lại hiện ra rõ ràng. Thấy kỳ lạ, bà phóng to hết cỡ hình ảnh lên. Bà nhận thấy hình vuông này gồm nhiều ô vuông có diện tích khoảng 40m2.

Bà Sparavigna cho hay: "Những hình vuông được sắp xếp như mặt ngoài của một chiếc lốp xe đạp khổng lồ. Mỗi hình vuông được tạo nên bởi nhiều chấm tròn. Nếu nhìn từ trên không trung bằng Google Earth, chúng tạo thành một thứ giống như bàn cọ khổng lồ. Khi xem kích thước thực sự của công trình, tôi giật mình khi thấy nó trải dài đến 8km trên sa mạc. Phải nói, nó khá rộng lớn và nổi bật. Vậy tại sao, chưa một ai phát hiện ra điều kỳ lạ này?".

Hình vuông kỳ quái giữa sa mạc lớn thứ năm thế giới

Các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu bị hình vuông này thu hút. Do sa mạc quá rộng lớn kèm theo địa hình hiểm trở, các nhà khoa học không thể đến tận nơi để nghiên cứu chúng, họ buộc phải sử dụng Google - công cụ duy nhất lúc này giúp họ tìm ra nguồn gốc thực sự của công trình bí ẩn bị Google Earth "tóm" được. Thế nhưng, nguồn gốc của công trình cũng vẫn là một ẩn số.

Ngay sau khi phát hiện ra hình ảnh lạ, giáo sư Sparavigna đã chia sẻ hình ảnh về cấu trúc khổng lồ này lên mạng xã hội. Từ đó, các diễn đàn trên khắp thế giới đã nổ ra các cuộc tranh luận sôi nổi. Những người đam mê và quan tâm đến lĩnh vực khảo cổ cùng tham gia các diễn đàn, nói lên ý kiến của mình.

Cư dân mạng cho rằng, đây là nơi bí mật dùng để liên lạc với người ngoài hành tinh. Họ phọng đoán, cấu trúc này thưọng xuyên phát ra tín hiệu liên lạc với người ngoài Trái đất, có thể đây chính là câu trả lời cho việc gần đây, nhiều người thưọng thấy sự xuất hiện của UFO trên bầu trọi.

 Còn các nhà nghiên cứu lại đặt ra giả thuyết, người ngoài hành tinh đã từng đặt chân đến sa mạc này và có một thời gian "định cư" tại đây. Trong thời gian sinh sống ở sa mạc, người ngoài hành tinh đã tạo ra công trình này cho phù hợp với nơi họ từng ở và đã tạo ra một "màn chắn bằng công nghệ sóng âm", tránh sự ghi hình của vệ tinh Google. đến khi họ rọi đi, màn chắn không còn nữa, Google Map mới phát hiện ra và hiển thị trên bản đồ.

Hàng loạt những giả thuyết đưa ra nhằm giải thích cho những ô vuông lạ. đa số đều có liên quan đến UFO và người ngoài hành tinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người nằm ngoài vũ trụ đang tìm kiếm một điều gì đó ở trái đất. Những dấu vết của họ để lại từ trước đến nay đều là những biểu tượng khá lạ lùng và cân đối. Còn lần này chỉ là những ô vuông có kích thước đều nhau lại nằm ngay giữa sa mạc rộng lớn. Liệu công trình này có thực sự của người ngoài hành tinh không hay là do con người tạo nên? Nếu là do con người thì họ xây dựng công trình này nhằm mục đích gì?

Nhiều tranh cãi

Mặc cho những tranh luận xoay xung quanh công trình bí ẩn trên sa mạc Gobi nổ ra, bà Sparavigna lại có ý kiến trái ngược hoàn toàn. Bà khẳng định: "Công trình này không hề bí ẩn như người ta vẫn nghĩ. Rõ ràng, mọi bằng chứng đều đứng về lập luận: Công trình này hoàn toàn do con người tạo ra và không hề có liên quan gì đến người ngoài hành tinh hay UFO". Bà Sparavigna còn đặt giả định, đây có thể là một thành phố bị lãng quên từ cách đây hàng ngàn năm.

Hình ảnh những chiếc máy bay quân sự giữa hố tròn khi được phóng to

Bà cùng nhóm nghiên cứu tại trường đại học Bách khoa Turin tiếp tục theo dõi kỹ hình ảnh công trình qua Google Map. Họ ngạc nhiên khi nhận thấy trong các cấu trúc tròn giữa các hình vuông là rải rác hình ảnh của các máy bay quân sự cũ nát. Phải chăng từ xưa, những người từng sống tại đây đã có kỹ năng chế tạo máy bay quân sự?

đặc biệt, họ còn phát hiện ra một cấu trúc màu xanh bạc dài ở gần công trình và các nhà nghiên cứu cho rằng, đó là đường băng cho máy bay cất và hạ cánh. Tuy nhiên, đường băng này lại có kích thước lớn hơn gấp 4 lần đường băng bình thưọng trên Trái đất, đồng thời sáng bóng đến mức vệ tinh có thể ghi lại được nên họ tin rằng nó chính là đường băng được tạo ra cho các vật thể bay có kích thước lớn hoặc cho vô số máy bay cất cánh cùng lúc.

 Nếu suy luận của các nhà nghiên cứu là đúng thì công trình vuông này vốn là một thành phố có trình độ phát triển vượt bậc và hết sức hưng thịnh. Thậm chí, con người nơi đây còn có một nền văn minh cực tiến bộ, họ còn phát minh ra được hệ thống chống lại cái nóng và bão cát của sa mạc để tồn tại trong một thời gian dài.

Bà Sparavigna cho rằng, có thể chúng ta đang bọ lỡ một trong những nền văn minh cực kỳ phồn thịnh của con người mà chúng ta chưa từng biết tới. Cũng từ giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đặt ra câu họi: "Nếu những người cổ xưa đã có thể tạo dựng nên cả một công trình lớn với nền văn minh cực thịnh thì những con người hiện đại ngày nay thực sự đang đi lên hay giậm chân tại chỗ?".

Rõ ràng, đến tận bây giọ, con người hiện đại vẫn chưa có một đường băng nào rộng lớn như của thành phố cổ này. Chính đường băng lớn đã khiến cư dân mạng tiếp tục xôn xao bàn tán. Hầu hết đều đồng ý với giả thuyết đường băng được dựng cho các đĩa bay có kích cỡ lớn, các vật thể bay không xác định của người ngoài hành tinh. Họ cũng nhất trí với lập luận của giáo sư Sparavigna về một thành phố cổ đạt đến trình độ cao.

Từ đó, các nhà khoa học nghĩ đến một phương án hợp lý hơn: Cư dân của thành phố cổ có thể liên lạc với người ngoài hành tinh và thậm chí họ còn có thể gặp gỡ trực tiếp với người vũ trụ ngay trên chính thành phố này. đưọng băng bạc chính là nơi hạ cánh của các đĩa bay khi chúng chở người ngoài trái đất đến sa mạc Gobi nổi tiếng này.

Tuy tất cả những giả thuyết về người ngoài hành tinh, UFO hay thành phố cổ xưa đều khá có lý cho phát hiện kỳ lạ nhưng để có được câu trả lời xác đáng, các nhà khoa học vẫn cần có một chuyến đi thực tế đến khu vực phát hiện ra công trình này. Mọi lời giải đáp nằm trong chuyến đi đó và cánh cửa cất giấu bí mật của sa mạc lớn thứ năm thế giới này sẽ hé mở. Các nhà nghiên cứu hi vọng, khối vuông kỳ lạ sẽ khiến họ bất ngọ và đưa giới khảo cổ bước sang một trang mới trong các nghiên cứu về thành phố cổ xưa của Trái đất.

Khối vuông kỳ bí chỉ là kết quả của khai thác quặng

Giáo sư Sparavigna là người đi tiên phong trong hoạt động tiến hành khảo cổ học bằng vệ tinh của Google Earth. Bằng phương pháp này, bà đã tìm ra tàn tích của Loulan - một vương quốc cổ nằm trên con đường Tơ Lụa. Khối vuông trên sa mạc Gobi cũng khiến bà vui mừng như khi lần đầu phát hiện ra tàn tích Loulan. Bà hi vọng, những phọng đoán về một thành phố cổ khác trên sa mạc sẽ giúp bà tiến xa hơn trong quá trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, gần đây, một nhà nghiên cứu lại cho rằng, thực chất những khối vuông giáo sư Sparavigna thấy được chỉ là kết quả của các cuộc khảo sát địa chất tìm kiếm mọ quặng nikel. Ngay giữa sa mạc Gobi rộng lớn, một trữ lượng nikel khổng lồ lên tới 1,28 triệu đã được khai thác một phần. Nhà nghiên cứu tin rằng, các tấm bản đồ bí ẩn trên sa mạc Gobi là bằng chứng của một cuộc khảo sát địa chất toàn diện, bao gồm cả hoạt động đào hào và khoan lỗ lập bản đồ tiềm năng quặng.

A.M

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay2,345
  • Tháng hiện tại72,458
  • Tổng lượt truy cập41,253,059
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây