Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng buồn này song nguyên nhân cơ bản trước hết vẫn là ý thức công dân chưa cao. Đó là người dân hình như xem các tài sản công cộng này là của ai đó chứ không phải là của Nhà nước làm ra để phục vụ cho chính cộng đồng dân cư trong đó có mình.
Chính vì vậy, nên không có ý thức giữ gìn và bảo vệ, thậm chí thấy kẻ gian đập phá, lấy cắp cũng mặc kệ, không dám ngăn chặn hoặc báo cho ngành chức năng biết nên kẻ gian không sợ tiếp tục xâm phạm lấy cắp, làm hư hại tài sản công. Vì lẽ vậy, khách quan mà nói hiện nay không ít con đường, không ít các cụm dân cư diễn ra cảnh đáng buồn là ống nước chữa cháy chỉ còn trơ miệng, mất hết nắp, buồng điện thoại bị đập bể nham nhở, dán quảng cáo tùm lum, miệng cống thoát nước chẳng còn nắp, sắt bêtông trơ lỏi chỏi rất nguy hiểm, còn ghế đá thì bị đập phá tan tành, ngã chỏng chơ ra, cột biển báo giao thông thì mất biển báo, gỉ rắc, xiêu vẹo, rác thì tùm lum, xà bần đụng đâu đổ đó...
Trước sự bàng quan của người dân, rất mong chính quyền, ban ngành đoàn thể cần thường xuyên vận động, tuyên truyền ý thức công dân trong việc bảo vệ tài sản chung trong người dân để họ nâng cao ý thức bảo vệ tài sản phúc lợi công cộng hơn, dần hình thành nếp sống vì cộng đồng hơn, có thế tài sản thuộc phúc lợi công cộng phục vụ dân sinh mới khỏi bị kẻ gian lấy cắp, đập phá, mà ngược lại được đảm bảo nguyên vẹn, khỏi hư hại, mất mát nhằm phục vụ cho dân sinh tốt hơn, nhất là tạo thuận lợi, an toàn trong giao thông và phòng cháy nổ tốt hơn, góp phần làm cho bộ mặt môi trường khu dân cư mỹ quan và văn minh hơn.
Nguyễn Văn Tú (Đà Nẵng)
Nguồn tin: Lao động