Cần sửa Nghị định 71

Thứ sáu - 16/11/2012 05:24 1.310 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - ủy ban Thưọng vụ Quốc hội, cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, loại bọ những nội dung không phù hợp trong Nghị định 71

 

* Phóng viên: Theo ông, những nội dung nào cần phải loại bọ?

- TS Đinh Xuân Thảo: Nghị định 71 có quy định phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng đối với chủ mô tô, xe máy không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định; phạt từ 6 - 10 triệu đồng đối với chủ ô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định là không phù hợp. đây là 2 quy định liên quan đến sở hữu tài sản trong khi chế định về sở hữu tài sản lại được quy định trong Bộ Luật Dân sự.
 
Mặt khác, quyền sở hữu liên quan đến việc chuyển đổi, giao dịch về dân sự (mua bán, tặng, cho… tài sản). Vì vậy đối với tài sản khi giao dịch, mua bán phải đóng phí và lệ phí, thuế thì thực hiện theo luật và các văn bản pháp luật về phí và lệ phí. Nội dung này không phải là hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông.

* Như vậy là quy định phải đi xe "chính chủ" đã "đặt nhầm chỗ"?

- Tôi đã nghiên cứu rất kỹ Nghị định 71 và khẳng định 2 quy định để xử phạt trên là không đúng đối tượng điều chỉnh của nghị định. đối tượng và phạm vi điều chỉnh phải phù hợp vì quy định của nghị định này để lực lượng CSGT, những người kiểm soát an toàn giao thông trên đường bộ áp dụng, kiểm soát vi phạm đối với những người tham gia giao thông. Trong này, nội dung quy định là đúng nhưng đặt không đúng chỗ.

* Theo ông phân tích thì CSGT không thể dừng xe người đang lưu thông vì lý do "chính chủ", thưa ông?

- Bình thưọng người tham gia giao thông không vi phạm thì người thi hành công vụ không có quyền ách xe lại kiểm tra nguồn gốc. Điều này phải làm cho rõ, minh bạch việc sử dụng thẩm quyền của cơ quan công quyền, cán bộ thi hành công vụ ở đâu và đối với người dân trách nhiệm của họ thế nào chứ không thể thực hiện một cách tùy tiện, muốn kiểm tra ai thì kiểm tra. Anh kiểm tra bằng lái thì có thể được nhưng việc bắt chứng minh nguồn gốc xe ở đâu mà có thì không được.

ọž đây phải lưu ý, trừ những người hợp người ta có báo là bị mất phương tiện và cho biết rõ biển số xe, màu sơn xe…, CSGT thấy nghi vấn thì dừng xe để kiểm tra.

* Nhưng để phạt được chủ xe là rất khó?

- Luật Dân sự quy định chủ xe (chủ tài sản) phải là người có đủ 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn người đi mượn, người được ủy quyền thì cũng không phải chủ xe. Chủ xe không phải lúc nào cũng gắn liền với chiếc xe. Chiếc xe chỉ là phương tiện giao thông lưu thông trên đường do những người không phải chủ xe, thân nhân gia đình, bạn bè… có quyền sử dụng. CSGT không có quyền phạt một người đi trên đường khi họ không có vi phạm gì cả mà chỉ vì lý do phải chứng minh cho được nguồn gốc phương tiện.

* Cần làm gì để hạn chế tình trạng mua bán xe máy, ô tô nhưng lại không sang tên, đổi chủ, thưa ông?

- Mục đích của việc sang tên đổi chủ là quản lý hành chính chứ không phải là nguồn thu cho ngân sách. đây không phải là lĩnh vực kinh doanh hay tiêu thụ đặc biệt. Nếu là lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ đặc biệt thì người ta dùng thuế để điều tiết lưu thông. Nhưng ở đây là giao dịch bình thưọng, phổ biến trong đọi sống nhân dân cho nên cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện giao dịch đó. Hay nói cách khác là để Nhà nước thực hiện được việc quản lý hành chính chứ không phải để tăng thu.

BẢO TRÂN ghi

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay5,175
  • Tháng hiện tại56,545
  • Tổng lượt truy cập41,124,348
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây