Bên trong đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thúy Phương
* Phóng viên: Thưa ông, động đất xảy ra liên tiếp những ngày qua tại huyện Bắc Trà My - Quảng Nam có liên quan đến đập thủy điện Sông Tranh 2?
- GS-TS Vũ Trọng Hồng: Chắc chắn là có. Khu vực Bắc Trà My có nhiều đới đứt gãy, lún trượt nên về nguyên tắc, không nên xây dựng công trình, nhất là các công trình có tải trọng lớn. đập thủy điện Sông Tranh 2 cao trên 100 m, thuộc loại tương đối lớn của Việt Nam. Các đới đứt gãy như những túi nước lớn, khi bị đè nén chắc chắn sẽ vỡ. Do đó, từ cuối năm 2011, đập thủy điện Sông Tranh 2 đưa vào tích nước đã khiến tần số động đất càng nhiều hơn, như khái niệm mà Viện Vật lý địa cầu đưa ra là động đất kích thích.* Ông nghĩ sao khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn sau những trận động đất liên tiếp vì thiết kế chịu được động đất tới 5,5 độ Richter?
- Phải xem lại khái niệm "an toàn" này! Theo thiết kế, đập thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất tới 5,5 độ Richter trong điều kiện nền đất không đứt gãy, thân đập bình thưọng. Hiện nay, nền đất đang sạt, trượt do động đất nên các công trình xây dựng trên đới đứt gãy chắc chắn chuyển vị. Bên cạnh đó, tôi đã khảo sát đập thủy điện Sông Tranh 2 ngay khi xảy ra sự cố thấm, nứt và thấy bản thân con đập đang bị nhiều khuyết tật. Mới đây, phía chủ đầu tư thông báo đã xử lý xong những sự cố nhưng thật ra, họ chỉ dán keo để không cho nước thấm ra, còn những vết rỗng trong thân đập thì chưa có cách gì xử lý. Tôi nghĩ đó chính là lý do Hội đồng Thẩm định Nhà nước chưa công bố kết luận nghiệm thu.
* Thủy điện Sông Tranh 2 chưa được xây dựng phương án ứng phó sự cố, trong khi đó, ban quản lý vẫn tiếp tục tích nước cho hồ thủy điện?
- Có thể cho tích nước nhưng phải giám sát chặt chẽ, nếu vượt quá lực cho phép thì phải dừng ngay. Các hồ chứa thưọng thiết kế đập phụ để ứng phó sự cố nhưng chỉ các hồ thủy lợi mới bắt buộc còn hồ thủy điện thì vẫn chỉ là khuyến khích nên vì lợi ích, rất ít chủ đầu tư xây dựng. Khi đập thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra hiện tượng thấm, nứt - vấn đề sống còn đối với người dân hạ lưu - các chuyên gia đều không được họi ý kiến mà việc ứng phó sự cố vẫn chủ yếu giao cho chủ đầu tư. Trong khi đó, chủ đầu tư chỉ thuê những người nói theo ý mình, theo kiểu "vẫn an toàn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát" hoặc có chủ đầu tư còn bảo không có tiền nên không làm.
Nhà nước nên đứng ra xử lý sự cố cùng với đội ngũ chuyên gia độc lập chứ không thể giao tính mạng người dân vào tay chủ đầu tư! Trong khi chọ đợi phương án, địa phương cần tổ chức diễn tập ứng phó, phòng chống lũ lụt để người dân làm quen. Các bộ, ngành cũng nên rà soát, đánh giá lại 7 đập thủy điện sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn giống thủy điện Sông Tranh 2 vì công nghệ này được áp dụng theo "phiên bản" của Trung Quốc nhưng chưa có tiêu chuẩn đánh giá.
* Hàng trăm đập thủy điện đã được xây dựng nhưng chưa có tiêu chuẩn đánh giá công nghệ, tiêu chí an toàn và phương án ứng phó sự cố… Phải chăng Việt Nam đã quá dễ dãi trong việc phát triển thủy điện?
- đúng vậy! Trên khắp đất nước, thủy điện đã "mọc" ở cả những nơi không nên có. Hiện nay, trung bình một dòng sông gánh 5-7 thủy điện, một tỉnh có trên 50 thủy điện lớn nhọ. Ngành thủy lợi đã nhiều lần khảo sát về tiềm năng thủy điện của Việt Nam nhưng chưa có ý kiến nào cho rằng nên làm thủy điện ở miền Trung, đặc biệt là khu vực từ Quảng Nam đến Bình Thuận, vì có nhiều đới đứt gãy, nền đất không ổn định. Thế nhưng, các sông suối miền Trung hiện đã dày đặc thủy điện. Vì vậy, khái niệm "dòng sông chết" là rất đúng! Tôi chắc chắn trong tương lai không xa, Nhà nước lại phải tính đến chuyện phá bọ bớt một số con đập như Mỹ và các nước trên thế giới đang làm để trả lại môi trường tự nhiên cho sông suối.
Phải dung hòa nước - lương thực - năng lượng TS đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi với biến đổi khí hậu, thành viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), ủy viên Thưọng trực Mạng lưới Công tác vì nước của Việt Nam (VNWP), cho rằng khi xây dựng hồ chứa, sẽ có sự thay đổi tải trọng trên diện tích hẹp của bề mặt địa hình, tạo nên động đất kích thích. "Do đó, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước là nguyên nhân gây động đất kích thích" - ông Tứ khẳng định. Giáo sư Seiji Otake, chuyên gia nghiên cứu về động đất, nguyên giám đốc Trung tâm Quốc gia Phòng tránh thiên tai Nhật Bản, đã từng đưa ra nhận định: Có tới 90% xác suất là các hoạt động địa chấn gia tăng ở vùng có những con đập cao hơn 100 m. Nếu theo dõi thông tin, có thể thấy khi tích nước, nhiều thủy điện lớn ở Việt Nam đều có động đất kích thích ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: Năm 1989, sau khi thủy điện Hòa Bình (cao 86 m) tích nước, động đất kích thích bắt đầu xảy ra nhiều và yếu, sau đó mạnh dần lên với chuỗi động đất 3,5-4 độ Richter, thậm chí đến 4,9 độ Richter. Hai năm sau, xảy ra động đất mạnh 5,1 độ Richter khiến nhiều nhà dân bị đổ. Theo TS đào Trọng Tứ, hiện nay, các dòng sông của Việt Nam không còn được khai thác thận trọng và đầy trăn trở như trước kia, đơn giản vì trong mắt một số cơ quan chức năng và chủ đầu tư, chúng là những nhà máy thủy điện sinh ra dòng điện quý giá cho phát triển. "Hiện nay, thế giới đang nổi lên mối liên kết giữa 3 "chân kiềng": nước - lương thực - năng lượng. ọž một góc độ nào đó, sự phát triển của một yếu tố sẽ kiềm chế các yếu tố còn lại. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải hết sức sáng suốt trong việc dung hòa các yếu tố này trong quá trình phát triển" - TS Tứ kiến nghị. |
Thu Sương thực hiện
à kiến bạn đọc -