Nhiều địa phương cũng mạnh tay như đà Nẵng Bình Thuận: Ngày 24-7, Văn phòng UBND tỉnh cho biết chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ thị về việc tăng cưọng quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại địa phương. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan hữu trách tăng cưọng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp; chỉ cấp thị thực, thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc ở địa phương sau khi đã được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động; đặc biệt phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu và cẩn trọng khi lựa chọn nhà thầu. Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 469 lao động người nước ngoài đang làm việc tại 95 dự án đầu tư, trong đó hơn 60% là người Trung Quốc. đáng lưu ý, tại công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong), có trên 200 lao động người Trung Quốc, trong đó hơn 60 người chưa có giấy phép. Phú Yên: Ông Nguyễn Chí Hiến, Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư, cho biết sở vừa kiểm tra, rà soát lại toàn bộ việc cấp phép và tình hình doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc thu mua hàng nông - thủy sản trên địa bàn tỉnh, qua đó phát hiện nhiều người Việt gom hàng theo kiểu "vệ tinh" cho thương lái Trung Quốc. Chủ trương của tỉnh Phú Yên là hạn chế tối đa dạng kinh doanh này vì không có lợi cho người dân mà chính quyền địa phương cũng không thu được thuế. "Chúng tôi đã có kế hoạch trình UBND tỉnh nhằm ngăn chặn kiểu kinh doanh này" - ông Hiến nói. Cũng theo ông Hiến, gần đây có thông tin con tàu Việt Điện Bạch 8366 của Trung Quốc dọc ngang ở nhiều vùng biển Việt Nam, trong đó có Phú Yên, để thu mua thủy sản. UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT không cấp phép cho tàu Trung Quốc vào vùng biển Vũng Rô thuộc huyện đông Hòa - Phú Yên để thu mua thủy sản vì đây là vùng không được quy hoạch nuôi trồng thủy sản. "Việc thương lái Trung Quốc lén lút thu mua thủy sản là vấn đề rất nhạy cảm. Chúng tôi sẽ xem xét kỹ và hạn chế tối đa hoạt động này" - ông Hiến khẳng định. Cà Mau: Theo ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chính quyền đã khuyến cáo người dân và thương lái địa phương hạn chế và cẩn trọng khi có ý định giao dịch với thương lái Trung Quốc nhằm tránh trường hợp bị mất tiền như thời gian qua. "Vụ các thương lái Trung Quốc ôm hàng chục tỉ đồng mua cua của người dân Cà Mau chuồn về nước vừa qua cho thấy cái gốc vấn đề là ở thương lái địa phương. Các thương lái Trung Quốc đến Cà Mau với danh nghĩa khách du lịch chứ không phải doanh nhân. Họ có hộ chiếu du lịch và đăng ký tạm trú tại địa phương, suốt thời gian đó, họ không có thể hiện bất cứ hành động mua bán nào thì quản lý cái gì? Chỉ vì ham lợi mà các đầu nậu địa phương tự thọa thuận ngầm với người Trung Quốc rồi đi gom hàng trong dân. Khi đủ số lượng, cũng chính thương lái địa phương vận chuyển hàng hóa đi giao tận cửa khẩu. Trong những giao dịch như thế này, những đầu nậu tại địa phương đã tiếp tay cho thương lái Trung Quốc thực hiện hành vi lừa gạt, bản thân họ không chỉ mất tiền mà còn liên lụy đến nông dân" - ông Dũng nói. An Giang: Theo bà Mai Thị Ãnh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh, mặc dù thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra trường hợp nào về việc thương lái Trung Quốc đến thu gom nông sản nhưng nếu có trường hợp như vậy xảy ra, sở sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm.L.trường - H.Ãnh - D.Nhân - T.Nốt |
Nguồn tin: NLĐ Online