Chiêu giấu nợ xấu của ngân hàng

Chủ nhật - 27/05/2012 09:57 1.251 0
Cơ cấu lại nợ bao gồm thời hạn trả, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…, thực chất là một dạng đảo nợ.

Ngày 10/5, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 của Việt Nam không đề cập đến vấn đề cơ cấu lại nợ. Chỉ có các văn bản dưới luật không cho phép cơ cấu lại nợ nếu mục đích là lấy nợ mới trả nợ cũ và do đó làm mất đi dấu vết của nợ xấu. Nhưng có thể được giải thích là không ngăn cấm việc cơ cấu lại nợ nếu có những lý do chính đáng.

đối với các doanh nghiệp đi vay hiện nay, không ít trong số đó chỉ là để cơ cấu lại nợ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Tại Mỹ, luật pháp không cấm đảo nợ, tái cơ cấu nợ, gia hạn nợ..., nhưng khoản vay mới phải được thực hiện trong khuôn khổ chính đáng. Chẳng hạn có nợ cũ lãi suất 10%, doanh nghiệp xin vay một khoản nợ mới với số tiền tương tự để trả nợ cũ, nhưng lãi suất nợ mới giảm xuống 7% và thay đổi kỳ hạn trả nợ.

Luật sư Trương Thanh đức cho rằng, cơ cấu lại nợ bao gồm thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…, thực chất chính là một dạng đảo nợ. Trên thực tế, việc đảo nợ sẽ phân biệt theo 2 cách: đảo nợ theo nghĩa che giấu nợ xấu, doanh nghiệp không thể trả nợ vay nhưng ngân hàng vẫn kéo dài khoản nợ để làm đẹp sổ sách, thì sẽ phải cấm. Còn đảo nợ theo nghĩa về sản xuất - kinh doanh như doanh nghiệp bị khó khăn tạm thời, không trả được nợ thì ngân hàng sẽ kéo dài nợ. đó cũng là bản chất của ngành ngân hàng, sinh ra là để đảo nợ, doanh nghiệp hết vay món này lại trả món kia và vòng quay như vậy luôn xoay, chứ không bao giọ dứt điểm.

Theo thông lệ quốc tế, việc các ngân hàng áp dụng tái cơ cấu vay nợ của khách hàng là hoạt động rất bình thưọng. Ví dụ, khách hàng đang nợ 1 tọ· đồng, một số trường hợp không những ngân hàng gia hạn khoản nợ, mà còn cho vay thêm, để khách hàng có thể hoàn thành xong dự án, có thể trả được tiền. Hoặc ngân hàng chỉ đòi 500 triệu đồng, 500 triệu đồng còn lại giãn ra.

Ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC cho rằng: "Việc giúp khách hàng mà đảm bảo ngân hàng có khả năng thu hồi toàn bộ số nợ hay một phần nợ thì nên làm".

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, hiện ngân hàng ông đang dư khoảng 10.000 tọ· đồng, nhưng không dám cho vay. Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp cũng không dám vay, bởi hàng tồn kho còn quá nhiều, sản xuất tiếp sợ không ai mua. "Hiện tại, chẳng ngân hàng nào dám huy động với lãi suất cao, vì không muốn tiếp tục ôm đống tiền vào mà biết chắc khó có thể làm gì để có lợi nhuận phù hợp. đối với các doanh nghiệp đi vay hiện nay, không ít trong số đó chỉ là để cơ cấu lại nợ", vị lãnh đạo ngân hàng trên nhận định.

"Theo Nghị quyết 13, không phải doanh nghiệp nào cũng được cơ cấu lại nợ. Do vậy, quan trọng là việc ngân hàng làm có nhằm mục đích cuối cùng để khách hàng trả được nợ cho mình hay không? Bản thân hành động đó không hề sai, nhưng nếu lạm dụng theo kiểu muốn giấu nợ xấu sẽ thành sai", ông Hải nói.

TS. Hiếu nhấn mạnh, ngân hàng khi tái cơ cấu nợ phải chứng minh được khách hàng đó có khả năng, chứ không phải để làm mập mọ sổ sách, không phải xào nấu số liệu để món nợ trở nên "đẹp" hơn. Chuyện này đưa đến rủi ro có rất nhiều khoản nợ đáng lý ra đã quá hạn phải chuyển xuống nhóm nợ xấu, thì cách giãn nợ và đảo nợ làm cho các món nợ đó trở thành nợ tốt, chất lượng các món nợ được giữ tốt một cách giả tạo. Nhưng vấn đề đằng sau quan trọng hơn là nếu nợ xấu cứ tụt từ 3 xuống 4, xuống 5, rủi ro tín dụng tăng lên đồng nghĩa với việc buộc ngân hàng phải đẩy chi phí dự phòng rủi ro tăng tương ứng.

"Nếu ngân hàng giữ nợ xấu ở nhóm 2, đặc biệt nếu giữ được ở nhóm 1 thì chi phí dự phòng rủi ro rất thấp, chỉ 0,75%, nghĩa là ngân hàng tiết kiệm được một khoản chi phí không nhọ. đó là một động cơ có khả năng dẫn đến tình trạng lạm dụng Nghị quyết 13", TS. Hiếu nói.

(Theo đầu tư chứng khoán)

Nguồn tin: VnEpress.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay4,945
  • Tháng hiện tại58,276
  • Tổng lượt truy cập41,238,877
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây