Vào thời điểm Chính phủ mới ra mắt, nền kinh tế Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn. Theo nghị quyết về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8/2011 thì những khó khăn chung là: lạm phát cao, mặt bằng lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư giảm; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút; tọ· lệ hộ nghèo giảm chậm hơn kế hoạch đề ra; đọi sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân ở các khu công nghiệp, vùng miền núi, dân tộc thiểu số... còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông còn nhiều bức xúc...
Một năm sau khi Chính phủ mới nhậm chức, trong điều kiện kinh thế giới khủng hoảng, dù có nhiều nỗ lực, so với những tháng trước có những tín hiệu tích cực nhưng kinh tế-xã hội tháng 7/2012 về cơ bản khó khăn hơn rất nhiều so với một năm trước: lạm phát tuy giảm nhưng lại có dấu hiệu giảm phát (CPI 2 tháng liên tục âm), lượng tồn kho hàng hóa cao cho thấy sản xuất-kinh doanh tiếp tục khó khăn, trì trệ; số doanh nghiệp giải thể, phá sản lớn trong khi số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm mạnh. Tính đến ngày 20/7/2012, cả nước có gần 40 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn trên 247,2 nghìn tọ· đồng, giảm 12,7% về số lượng doanh nghiệp. Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 chỉ tăng 3,2% so với tháng 6.
Nhận định chính thức của Chính phủ được đưa ra: tình hình chung, cả nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, tổng dư nợ tín dụng còn thấp, nợ xấu của các ngân hàng thương mại chưa được giải quyết triệt để, thậm chí có xu hướng tăng theo thời gian...
Thực tế, trên nhiều lĩnh vực, sau hơn một năm, cũng chưa thực sự tạo được chuyển biến lớn. Trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp...sản xuất, kinh doanh khó khăn, trì trệ như các con số thống kê đã cho thấy. Trong lĩnh vực ngoại thương, tuy kim ngạch xuất khẩu tăng, nhập siêu giảm rất mạnh nhưng con số nhập siêu thấp thời điểm này là hệ quả của sản xuất, kinh doanh khó khăn, tiêu thụ chậm lại hơn là do những cố gắng kìm chế nhập siêu. Trong ngành y tế, dịch bệnh xảy ra nhiều, tình trạng quá tải ở các bệnh viện chưa có dấu hiệu được cải thiện...ọž các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ...cũng chưa có những dấu hiệu cải cách, thay đổi nào đáng kể.
Nói như vậy không có nghĩa là bộ máy Chính phủ mới ít nỗ lực để cải cách, thay đổi. Chỉ mới một năm, khó có thể dễ dàng thay đổi một nền kinh tế đã có những dấu hiệu "ốm yếu" từ trước; không dễ thay đổi nhiều vấn đề yếu kém, trì trệ đã tích tụ từ nhiều năm.
Ngay tại thời điểm Chính phủ mới ra mắt, đã có rất nhiều vấn đề lớn, kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết: nợ công lớn, nhập siêu kéo dài nhiều năm có ảnh hưởng không nhọ đến cân đối kinh tế vĩ mô, lạm phát cao và kéo dài khiến đọi sống người dân, hoạt động sản xuất -kinh doanh khó khăn; hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước kém...thời điểm Chính phủ mới ra mắt, chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện quyết liệt nhằm giảm lạm phát nhưng cũng kéo theo những cái giá phải trả rất đắt tính đến thời điểm này: 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có 26.324 giải thể, ngừng họat động, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Cùng với tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể, số lượng người thất nghiệp tăng kéo theo nhiều vấn đề xã hội, tội phạm gia tăng...
Trong các thành viên Chính phủ khóa 2011-2016, sau một năm công tác, người ta cũng đã thấy có những bộ trưởng đã có những hoạt động nhất định để cải tiến, thay đổi trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực mình phụ trách. Việc hàng tuần, lần đầu tiên, các bộ trưởng thay nhau xuất hiện, trả lời câu họi trực tiếp của người dân, doanh nghiệp tại các cuộc phọng vấn trực tuyến do cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và một số cơ quan báo chí tổ chức là một tín hiệu đáng chú ý.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, một số chính sách lớn của các bộ cũng đã được đưa ra như bộ Tài chính đã đề xuất nhóm giải pháp tài chính hỗ trợ doanh và được Chính phủ, Quốc hội phê chuẩn, áp dụng việc miễn, giảm một số loại thuế, phí: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...với tổng nguồn kinh phí khoảng 29.000 tọ· đồng. Hay mới đây bộ này đã trình ra được dự án luật sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng...cũng là một hoạt động đáng chú ý.
Một chủ trương lớn trong Chính phủ đã và đang được nhiều bộ quyết liệt thực hiện là thị trường hóa một số sản phẩm thiết yếu như thị trường hóa giá than, giá điện, giá nước, giá xăng dầu; cả học phí và viện phí cũng đã được đưa dần lên...Mặc dù điều này gây ra những phản ứng nhất định với các đối tượng bị tác động nhưng đây đúng là một việc nên làm và thực tế, việc thực hiện cũng đã đem lại một số kết quả bước đầu như với giá xăng dầu, bởi chính sách giá bao cấp trước nay luôn làm cho thị trường méo mó, không phản ánh đúng chi phí, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đáng tiếc, chủ trương ấy lại chưa đi cùng với việc hạn chế kinh doanh độc quyền như với tập đoàn Điện lực hay tập đoàn Than-Khoáng sản, tập đoàn Xăng dầu, xây dựng một môi trường cạnh tranh trong các lĩnh vực này...
Tất nhiên, nhìn tổng thể thì những việc mà các bộ trưởng trong Chính phủ khóa này đã và đang thực hiện dù đã có một số điểm tích cực nhưng cũng chưa thực sự tạo ra những chuyển biến lớn để nền kinh tế sớm thoát khọi tình trạng khó khăn để sớm phục hồi, tiếp tục phát triển.
đáng lo ngại là vẫn có những quan điểm, chủ trương chưa được đạt được đồng thuận để sớm định hình các quyết sách lớn, giải quyết những vấn đề vướng mắc, tồn tại của nền kinh tế. Ví dụ như quan điểm đối với việc lựa chọn duy trì vị thế "chủ đạo", "nòng cốt" của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế...như nhiều phát ngôn, thậm chí cả văn bản của Chính phủ vẫn ghi rõ hay thực hiện chính sách xây dựng một môi trường cạnh tranh, hoàn toàn bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, "cái gì tư nhân làm được hãy để cho tư nhân làm" như bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu trước Quốc hội kỳ họp vừa rồi... vẫn còn tranh cãi.
Vẫn biết rằng, mới chỉ một năm thì hàng loạt vấn đề khó khăn của đất nước, trong nhiều lĩnh vực quản lý cũng không dễ gì xử lý được triệt để ngay. Có hàng loạt yếu kém đã tồn tại trong nhiều lĩnh vực, qua nhiều khóa Chính phủ gần đây. Vấn đề là, người dân mong muốn được thấy những chính sách mới khoa học, rõ ràng, đúng đắn, sự quyết liệt, tâm huyết của các thành viên Chính phủ khóa mới trong việc thực hiện các chính sách đó để từng bước, giải quyết được những vấn đề này, tiếp tục đưa Việt Nam phát triển đúng hướng.
Vâng, các bộ trưởng, còn tới 4 năm nữa hết nhiệm kỳ, tuy đã làm được một vài việc nhưng vẫn còn quá nhiều việc phải làm...
Nguồn tin: (Theo VietNamNet)