Xác định được điều này, những năm qua, việc dạy nghề cho lao động tại địa phương luôn được huyện Chư Jút triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Theo ông Hà Văn Trúc, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Chư Jút thì xác định được đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mà còn là nguồn lực quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Vì thế, thời gian qua, công tác này được chính quyền địa phương quan tâm rất sâu sát. Theo đó, huyện đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành, trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp nông dân có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. đối với một số xã điểm về xây dựng nông thôn mới như xã Nam Dong thì huyện phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với trường Cao đẳng nghề Nông lâm Nam Bộ (Bình Dương) tổ chức khảo sát tọ· lệ lao động qua đào tạo, cũng như quá trình thâm canh, canh tác các loại cây trồng, để qua đó lập đề án đào tạo các ngành nghề cho phù hợp với địa phương. Mặt khác, để công tác đào tạo nghề đạt chất lượng cao, tùy thuộc vào từng địa phương, từng lứa tuổi thì huyện cùng với các cấp, ngành chức năng tổ chức tư vấn những ngành nghề phù hợp. Huyện cũng kết hợp với các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh sắp xếp cho các cán bộ, giảng viên tổ chức dạy lưu động tại các địa phương vào các buổi tối, nhằm tạo điều kiện cho người dân có thời gian tham gia vào các lớp học. Còn đối với bà con tại các bon, buôn dân tộc thì huyện đã phối với chính quyền cơ sở đến tận nhà để tuyên truyền, vận động bà con tham gia vào các lớp học để nâng cao kiến thức.
|
Thông qua lớp đào tạo, không chỉ gia đình anh Nguyễn đình Lê mà còn rất nhiều hộ dân tại xã Nam Dong đã tiếp thu được kiến thức để bảo quản đậu phụng sau khi thu hoạch |
Nhọ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giảng dạy, từ đầu năm 2011 đến nay, huyện đã mở được 6 lớp đào tạo nghề với trên 400 học viên tham gia. Các học viên được đào tạo các nghề như trồng trọt, chế biến, bảo quản nông sản sau khi thu hoạch, chăn nuôi, thú y, may mặc, mộc dân dụng, sửa chữa điện dân dụng. Thông qua các lớp dạy nghề này, hầu hết lao động đã tiếp thu được kiến thức để áp dụng vào quá trình sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Anh Nguyễn đình Lê, một học viên đã tham gia lớp đào tạo nghề, ở thôn 12, xã Nam Dong cho biết: "Hầu hết diện tích đất nông nghiệp đều được gia đình tôi tiến hành trồng các loại hoa màu như đậu xanh, đậu tương, lạc… Trước đây, hễ bước vào mùa thu hoạch thì vấn đề mà gia đình lo lắng nhất vẫn là khâu bảo quản sau khi thu hoạch. Vì chưa có kiến thức về bảo quản sản phẩm nên khi thu hoạch xong, số lượng lạc bị mốc, thối rất nhiều, gây thất thu một khoản tiền không nhọ. Năm vừa rồi, tôi được tham gia vào lớp học bảo quản nông sản sau khi thu hoạch do huyện tổ chức nên đã có thêm rất nhiều kiến thức, cách bảo quản hợp lý. Giọ đây, cứ bước vào mùa thu hoạch hoa màu, gia đình rất yên tâm và không lo nông sản bị hư họng hay thối mốc nữa".
Cũng theo ông Hà Văn Trúc thì mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện sẽ có trên 40% lao động được qua đào tạo. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các cấp, ngành, cùng với chính quyền các địa phương tăng cưọng công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. để làm tốt công tác này thì việc điều tra, rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn, sẽ được Phòng quan tâm sâu sát, nhằm đưa những ngành nghề đào tạo gắn liền với lợi ích của người lao động, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Huyện cũng sẽ đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bài, ảnh: Nguyễn Lương