Chủ quyền Hoàng Sa - trường Sa: Lịch sử chống lại Trung Quốc!

Thứ bảy - 04/08/2012 06:25 1.420 0
đề tài khoa học Font tư liệu Hoàng Sa do huyện đảo Hoàng Sa - đà Nẵng đầu tư đã thu thập được 56 bản đồ các nước phương Tây, 22 bản đồ Trung Quốc và 8 bản đồ Việt cổ chứng minh Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

 

Ngoài tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do NXB Thượng Hải (Trung Quốc) in năm 1904 ghi rõ cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm quần đảo Hoàng Sa và trường Sa, UBND huyện đảo Hoàng Sa - đà Nẵng đang giữ nhiều bản đồ do chính người Trung Quốc lập nên, cho thấy từ năm 1909 trở về trước, Hoàng Sa và trường Sa không được nước này nhắc đến.
Chứng cứ không thể chối cãi
Ông đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, cho rằng tài liệu trong cuốn Kọ· yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1-2012 đã là một kho tư liệu, chứng cứ quý giá khẳng định Việt Nam là nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kọ· XVII.
Chẳng hạn, ngày 13-1-1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, Pháp đã nêu lên những bảo lưu về hậu quả pháp lý từ việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế.
Người dân đến xem các bản đồ Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và trường Sa
là của Việt Nam tại một cuộc triển lãm tư liệu ở Bảo tàng đà Nẵng
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự đã diễn ra từ ngày 5  đến 8-9-1951. Trong ngày 5-9-1951, tại phiên họp toàn thể mở rộng, 43 quốc gia đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc.
Nhiều bản đồ của các nước phương Tây cũng khẳng định Hoàng Sa và trường Sa là của Việt Nam. Bản đồ của Van - Langren (người Hà Lan) vẽ năm 1595 với rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung Bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết, nhất là sông Hồng. đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella, còn có bọ biển Costa da Pracel ở đối diện với Pulocanton (Cù lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi. "đây là những chứng cứ lịch sử khách quan góp phần cùng nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa là của Việt Nam" - ông Ngữ nhấn mạnh.
Nhiều tư liệu giá trị
Ông đặng Công Ngữ cho biết UBND huyện đảo Hoàng Sa đã nghiệm thu đề tài khoa học Font tư liệu Hoàng Sa. Trong đó, tiến sĩ Trần đức Anh Sơn cùng các cộng sự đã sưu tầm 8 bản đồ Việt cổ trước năm 1945, 22 bản đồ Trung Quốc trước năm 1909 và 56 bản đồ cổ của các nước phương Tây như Bồ đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp… có liên quan đến Hoàng Sa, trường Sa.
Theo ông Ngữ, đây là những tài liệu chứng minh rõ hơn việc 2 quần đảo trên thuộc chủ quyền Việt Nam. "Chúng tôi đang chọ nghiên cứu khoa học của một số tổ chức để ra mắt, giới thiệu từ nay đến cuối năm và muộn nhất là đầu năm 2013" - ông Ngữ nói.
Ngoài ra, huyện đảo Hoàng Sa cũng đang thực hiện đề tài khẳng định Hoàng Sa thuộc Việt Nam qua tư liệu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954-1975. UBND TP đà Nẵng cũng đã cho phép huyện đảo Hoàng Sa lập một trang web viết về Hoàng Sa. Nhận định về việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", ông Ngữ cho rằng đây là việc làm hoàn toàn không có giá trị, một hành động phi lý, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Theo ông Ngữ, tuyên truyền những tài liệu có chứng lý về Hoàng Sa, trường Sa thuộc Việt Nam cho người dân trong nước và thế giới, trong đó có cả cộng đồng người Trung Quốc là việc làm rất cần thiết. "Vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa cần phải được đưa ra công luận quốc tế, giải quyết bằng giải pháp hòa bình" - ông Ngữ nhấn mạnh.
Cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam
đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) là một trong số rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và trường Sa. Cuốn Dư địa chí đồ đọi Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhọ lại trong sách Quản Như đồ của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm 1561, cho thấy phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và trường Sa. Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đọi Thanh, năm 1862, vẽ theo Nội phủ địa đồ gồm 26 mảnh mang tên đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ. Trong bản đồ này, phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và trường Sa. Quảng đông tỉnh đồ trong Quảng đông dư địa toàn đồ do quan chức tỉnh Quảng đông vẽ năm 1897 không có bất kỳ quần đảo nào ở biển đông.
Ngoài ra, cuốn Kọ· yếu Hoàng Sa còn cung cấp nhiều bản đồ quốc tế từ thế kọ· XV - XVIII khẳng định Hoàng Sa và trường Sa không phải của Trung Quốc mà thuộc chủ quyền Việt Nam, đã được Nhà nước Việt Nam cai quản thưọng xuyên và ổn định kể từ thời nhà Nguyễn.
 
Bài và ảnh: HOÀNG DŨNG

Nguồn tin: NLĐ Online

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,999
  • Tổng lượt truy cập41,235,600
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây