Chuyên gia: Kinh tế Việt Nam vẫn đang "nghẽn mạch"

Thứ tư - 20/11/2013 19:55 1.313 0
Trong khi kinh tế chưa thoát khoải giai đoạn trì trệ sau 6 năm bất ổn vĩ mô, thì lại đang xuất hiện một số vấn đề có nguy cơ gây bất ổn mới.
Trong khi kinh tế chưa thoát khoải giai đoạn trì trệ sau 6 năm bất ổn vĩ mô, thì lại đang xuất hiện một số vấn đề có nguy cơ gây bất ổn mới.
Đây là nhận định chung của các nhà kinh tế, các đại biểu Quốc hội tại Diễn đàn kinh tế mùa thu mang tên ‘Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: nỗ lực thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược’ do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Huế ngày 26 - 27/9.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: ‘Kinh tế Việt Nam chúng ta một mình nghẽn mạch’.
Ông nhận xét, trong khi kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi sau khủng hoảng 2008, thì kinh tế Việt Nam vẫn không len được vào quỹ đạo đó.
Ông nói: “hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”… kinh tế Việt Nam bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy".
Từ 2005 - 2007, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cao vượt trội. Nhưng từ 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm dần trong khi các nước trong khu vực vượt lên.
Ông nhận xét, xu thế tổng thể vẫn chưa đảo ngược, các nhiệm vụ chiến lược (đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh) chưa làm được gì thực chất.
Có thể đã chạm đáy tăng trưởng, nhưng chưa chạm đáy “tồn kho thể chế”, đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến mô hình và khả năng tiếp tục “thủng” đáy.
Ông nhận xét, 3/4 động lực tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp tư nhân và  nông nghiệp đã  “tắt máy”, chỉ còn duy nhất khu vực FDI là hiệu quả.
Ông nhận xét, tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012; tín dụng tiêu dùng cũng giảm sút trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ảnh hưởng không nhỏ đến tổng cầu. 
“Xung đột xã hội gay gắt, lòng tin thị trường, xã hội vào nhà nước, vào tương lai yếu chưa từng thấy”.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch, điểm tích cực nổi bật là các chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn; lạm phát được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, bình ổn được tỷ giá tiền đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, kinh tế trong năm 2013 chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện đáng kể.
Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.
Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung-dài hạn, nên sẽ không kích thích được các doanh nghiệp đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
Thứ tư, những nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỉ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.
Ông tỏ ra lo ngại những chỉ báo ổn định kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc, nhất là nguy cơ tái lạm phát cao trong các năm sau, nếu thiếu những biện pháp đủ mạnh để tạo sự chuyển biến của tình hình.
Bên cạnh đó, ông nhận xét, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thậm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch (riêng trên địa bàn TPHCM năm 2013 ước thu ngân sách hụt gần 20 ngàn tỉ đồng so với kế hoạch).
Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng chi tiêu công không thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách trong 2 năm 2014 và 2015, mà tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm nay phải đặt lên bàn nghị sự.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tỏ ra đặc biệt lo ngại với tình trạng doanh nghiệp trong nước suy kiệt, với số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao kỷ lục: 43.000 trong năm 2010, 53.000 năm 2011, hơn 54.000 năm 2012 và gần 29.000 doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2013.
Trích số liệu của các bộ ngành, bà cho biết 69% doanh nghiệp báo cáo lỗ, số thuế doanh nghiệp nợ nhà nước tăng cao. Tổng cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm, nợ đọng thuế đạt 64.632 tỉ đồng, tăng 32% so với cuối năm 2012, và tăng 30% so cùng kỳ.
‘Điều đáng lo ngại là số doanh nghiệp còn hoạt động phải giảm mạnh công suất 30- 50%‘, bà nói, và bổ sung, điều này làm hàng triệu người mất việc làm.
Ông Thiên cho  biết, số doanh nghiệp đóng cửa từ 2011đến tháng 6/2013 khoảng 135.000. Có 450.000 doanh nghiệp đang hoạt động giảm ít nhất 30% công suất, tức tương đương 150.000 doanh nghiệp đóng cửa. Ông nhận xét, trung bình mỗi doanh nhgiệp có 20 lao động thì ước tính ít nhất 5,5 triệu lao động mất việc làm.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài gòn online
 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay4,862
  • Tháng hiện tại56,232
  • Tổng lượt truy cập41,124,035
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây