Chuyện tình cảm động của người cộng sản nhà lao Phú Quốc

Thứ hai - 10/09/2012 07:59 1.434 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Ông đã khiến cho những tên cai tù khét tiếng của nhà giam Phú Quốc phải khiếp sợ vì những hành động quả cảm của mình.

đằng sau chiến công của một người anh hùng là một cuộc sống bình dị. Hiện ông đang sống bên người vợ hiền tần tảo khiến người khác thêm một lần nghiêng đầu kính trọng.

Từ trận địa Thừa Thiên tới nhà lao Phú Quốc

Nắng tháng Tám oi nồng, chúng tôi tìm đường về xã Hải An, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi nhà nhọ đơn sơ nằm nép ngay bên lề đường, ra tiếp chúng tôi là một người đàn ông đã vào tuổi thất thập, trông hiền lành và có nụ cười phúc hậu. Họi chuyện, ông chỉ cười. đã mấy chục năm trôi qua nhưng trong kí ức của ông, những ngày biệt giam vẫn còn rõ mồn một.

Chuồng cọp ở nhà tù Phú Quốc

Sinh 1945 trong một gia đình làm nông nghiệp truyền thống, là con độc đinh trong gia đình nhưng khi Tổ quốc vẫy gọi, chàng thanh niên Nguyễn Trọng Lượng vẫn kiên quyết lên đường. 19 tuổi, ông được điều vào Sư đoàn 324 chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên. đây là một trong những tuyến lửa ác liệt nhất của cuộc chiến. Kẻ thù xác định đây là điểm chốt chặn, nếu để mất Quảng Trị thì chúng sẽ hoàn toàn mất miền Nam nên tập trung lực lượng để tấn công.

Ngày 2/2/1967, khi đang trên đường hành quân thì đơn vị ông bị 5 chiếc máy bay của địch phát hiện, tấn công. Cả đơn vị hi sinh hết chỉ còn lại 2 người. Mặc dù bị thương nặng, ông vẫn quyết bám vị trí, họi đồng đội: "Em có đỡ đạn được nữa không?". 2 chiếc máy bay lên thẳng của địch lập tức bị bắn gục khiến đội hình của địch tan tác. Những chiếc còn lại phải bay lên cao rồi trở về căn cứ. Khi tiếng máy bay khuất hẳn, ông và người đồng đội của mình mới gục xuống ngất đi.

được đưa về bệnh viện 44 của trường Thủy - Quảng Bình nhưng chỉ được 15 ngày sau, khi các vết thương mới chỉ kịp khô đi, ông đã chống gậy đòi ra mặt trận, bất chấp sự ngăn cản của các y bác sĩ.

Chiến trường Quảng Trị đêm là pháo, ngày thì B52 rải thảm, lực lượng của ta phải bổ sung liên tục trước sức tấn công của địch. Sau tết Mậu Thân 1968, địch tập trung quân ở đà Nẵng để tấn công quân ta. Trước tình hình có nhiều nguy cấp, các chính trị viên tiểu đoàn nhận nhiệm vụ: Ta phải hi sinh một bộ phận nhọ để có được thắng lợi toàn cục. Cả tiểu đoàn hơn 500 chiến sĩ trẻ vừa được bổ sung, có người còn chưa quen với chiến trường xác định sẽ hi sinh toàn bộ. Phải chiến đấu với cả một sư đoàn Mỹ, chưa kể quân Ngụy và bảo an, trận chiến giữa ta và địch kéo dài từ 23/4 đến 30/4/1968, chiến sĩ ta anh dũng chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng. Cũng trong trận này, ông bị thương nặng và bị bắt sống cùng với hơn 20 người nữa. Hiện nay, tại xã Quảng Thọ, Quảng Điền vẫn còn tượng đài ghi nhớ công lao của 500 liệt sĩ Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 đã hi sinh tại đây.

Sau khi bị bắt, ông Nguyễn Trọng Lượng được đưa vào Phú Bài- Huế (4/1968), được đưa đi điều trị ở đà Nẵng rồi ra Biên Hòa. Từ Biên Hòa, tới 7/1968 thì ông bị đưa ra nhà tù trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Ông bắt đầu hành trình của một người tù cho đến tháng 3/1973.

Người tù khiến kẻ thù khiếp sợ và nể phục

Ra Phú Quốc, ông được chuyển vào phân khu A5. Những vết thương trên thân mình còn đang bị nhức nhối thì ông đã phải tiến hành thủ tục nhập trại. Điều hành cả phân khu A5 là thiếu úy Long, kẻ được mệnh danh một ngày không thấy máu là ăn không ngon, ngủ không yên.

Ngày 2/9/1969, địch thực thi các biện pháp trả thù giáng xuống đầu những người tù binh trong ngày độc lập. Ông cùng với 7 người bạn tù được đưa vào phòng xét họi. đứng đối diện với kẻ thù, ông chỉ một mực nhận: "Tôi là dân Bắc, chẳng ở chi bộ nào cả. Nếu các ông không áp bức chúng tôi thì chúng tôi cũng chẳng đấu tranh làm gì". Không nói không rằng, thiếu úy Long ra lệnh cho 2 cảnh vệ đánh ông đúng 100 roi cá đuối. Hai tay bị trói, phải giơ lên cao cho giặc đánh vào hai mạng sưọn, miệng vẫn phải đếm to, dõng dạc từng roi một. Cho đến giọ ông vẫn không hiểu lúc ấy mình lấy đâu ra sức mạnh để có thể chịu đựng được những đòn roi đó.  Những chiếc roi cá đuối có cán to hơn cổ tay người lớn, dài và đầy gai, hai tên cảnh vệ thay nhau quật. Hai bên hông thịt nát ra, lòi cả xương, ông vẫn nghiến răng chịu. Mỗi lần ông ngất đi, bọn cảnh vệ lại giội nước cho tỉnh rồi đánh tiếp. Bị đánh đủ 100 roi mà ông không bật ra một tiếng rên rỉ nào. Không khuất phục được ông, kẻ thù vẫn không buông tha.

Ông được dẫn lại chiếc bàn đối diện với thiếu úy Long. Trước mặt ông là một bát ớt bột Phú Quốc, chúng nhìn ông chọ đợi. Lấy tinh thần của một người Cộng sản, ông dùng sức lực còn lại bốc ớt lên xát vào chính vết thương của mình. Nhìn thấy cảnh đó, thiếu úy Long và hai tên cảnh vệ cũng phải xanh mặt. Tên Long phải thốt lên: "Thằng này, nếu nó trổ (thoát ra -PV) được mà nó vớ được AK thì chúng mày coi chừng".

Sau khi tra tấn mà không khuất phục được ông, kẻ thù không còn đủ tinh thần để tiếp tục tra tấn những người còn lại bèn thả cho về trại. Riêng ông thì bị đưa vào chuồng cọp ngoài trọi. Cái nắng Phú Quốc như cắt vào da thịt làm vết thương thêm nhức nhối, cái chết cận kề. Bị kẻ thù cấm nhưng anh em tù vẫn tìm mọi cách để tiếp tế nước cho ông. Một ngụm nước trong cảnh ấy mới thấy tình cảm đồng chí thiêng liêng thế nào.

đến trưa ngày hôm sau thì kẻ thù lại đưa ông về biệt giam, lúc này vết thương bắt đầu phân hủy. đến ngày thứ 3 thì vết thương loét ra, bốc mùi, anh em biệt giam mới biểu tình đòi đưa ông đi điều trị. ọž phân khu 5 lúc bấy giọ cũng có một trạm xá dành cho tù nhân nhưng mục đích chữa trị thì ít mà làm hợp lý hóa nguyên nhân chết của tù thì nhiều. thời điểm ấy, cả bệnh xá có 24 người thì đã 21 người chết, đến lượt mình, ông cũng chỉ biết chọ. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với ông.

Nhọ lòng tốt của một người y tá, ông thoát khọi bàn tay tử thần một cách ngoạn mục. Gần một tháng sau ông được đưa trở lại biệt giam B5. Tên trung úy Long tuyên bố với toàn trại: "Thằng này phải đưa vào biệt giam chung thân".

Phòng biệt giam không giống các phòng giam thưọng, chỉ khoảng hơn 30 người, hoàn toàn tách biệt với xung quanh. Nhà giam chỉ gồm một mái, xung quanh lợp bạt và hàng rào thép gai, nền đất nên mỗi lần mưa xuống, anh em tù thậm chí phải ngủ ngồi, khổ không sao kể hết. Nước uống mỗi ngày được nửa thùng phi, đặt ngay cạnh thùng đi cầu, cơm mỗi bữa cũng chỉ được một lon lửng. Cứ sáng sớm, những anh em bị thương nặng thì chớ, những người còn lại hầu hết đều bị đem ra tra khảo cho đổ máu thì thôi. Nhưng càng trong sự kìm kẹp, anh em tù càng phát huy tinh thần chiến đấu. Cứu lấy nhau trước hết về mặt văn hóa, những lớp học vẫn được mở ra, người biết nhiều dạy cho người biết ít. Họ chỉ phiền một điều, là biệt giam thì không cách nào liên lạc và thông tin được xem tình hình của các trại khác như thế nào.

Trở về với vòng tay của anh em đồng đội, ông xúc động: "Anh em biệt giam thương nhau lắm. Chúng tôi - những người bị thương nặng sống được là nhọ anh em nhưọng nhịn cho nhau từng miếng nước, từng lon sữa bò, địch cũng không dám đánh đập thêm, vì thế mà sống sót đến giọ".

Ngồi bên ấm trà, thân tình rồi ông mới phàn nàn: "Tiếc là thời gian bác ở với anh em tù thưọng thì ít, ở biệt giam thì nhiều"…            

Nỗi kinh hoàng của kẻ địch

Sau khi xát ớt xong ông vẫn tỉnh. Giặc lại lôi ra để họi cung tiếp. để trấn áp và đè bẹp tinh thần của những người tù còn lại, chúng chuẩn bị đinh để khử 2 ngón tay bóp cò của ông. Lần này ông lại khiến kẻ thù thất kinh khi tự mình găm phập cả 10 đầu ngón tay vào đinh mà không một tiếng kêu. địch rút hết đinh, chỉ để lại ở 2 đầu ngón tay bóp cò rồi bắt đầu đốt lửa ở đầu đinh bằng đèn cồn. Những người bạn tù ngồi dưới sàn nhìn ông tự để tay mình trước ngọn lửa mà rùng mình đau đớn.  

đỗ Huệ

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay5,652
  • Tháng hiện tại61,961
  • Tổng lượt truy cập41,242,562
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây