để có giải pháp phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, vừa qua T.S Trần Thị Thu Hà, giảng viên khoa Nông học, trường đH Nông lâm Huế cùng nhóm nghiên cứu khoa học tại trường này đã nghiên cứu thành công phương pháp phòng trừ sinh học để chữa bệnh chết nhanh cho cây hồ tiêu.
 |
Hàng loạt cây hồ tiêu đang trong tình trạng bệnh chết nhanh do thối gốc, rễ (ảnh do nhân vật cung cấp) |
Nghiên cứu thành côngTrước năm 2005, T.S. Trần Thị Thu Hà và một số nhà nghiên cứu về khoa học cây trồng tại đH Nông lâm Huế nhận biết được một số thông tin về loài cây hồ tiêu được trồng ở một số vùng nước ta như Quảng Trị, đắk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên xảy ra hiện tượng chết nhanh do thối gốc, rễ. Căn bệnh này trên cây hồ tiêu đã gây ra thiệt hại đáng kể cho người dân trồng loài cây có kinh tế này.
Chính điều này đã thôi thúc T.S Hà và đồng nghiệp của mình bắt tay vào nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân và phương pháp phòng trừ loại bệnh này cho cây hồ tiêu.
đến đầu năm 2005, các nhà khoa học tại đại học Nông lâm Huế dựa vào các kết quả nghiên cứu của một số nước như Hà Lan, đan Mạch đã nghiên cứu, tìm, phân lập và phát hiện trong rễ cây hồ tiêu có vi khuẩn seudomonas, có khả năng ức chế nấm gây ra bệnh chết nhanh P. capsici. Bệnh chết nhanh do một loài nấm có tên P. capsici tồn tại trong đất xâm nhập vào phá hủy bộ rễ, gây ra hiện tượng rụng lá và đốt, thưọng bắt đầu từ ngọn trở xuống…
TS. Trần Thị Thu Hà và các đồng nghiệp đang nghiên cứu chế phẩm sinh học TS. Trần Thị Thu Hà, cho biết, "để tìm ra được nguyên nhân gây ra sự chết nhanh cho cây hồ tiêu thì chúng tôi không mất nhiều công sức. Tuy nhiên, khó khăn hơn là vấn đề tìm ra được phương pháp sinh học để phòng ngừa lại bệnh này. Trãi qua một quá trình nghiên cứu tìm tòi và thí nghiệm nhiều lần, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng một loại vi khuẩn có tên là seudomonas để cấy lây nhiễm vào rễ, thân cây hồ tiêu bị bệnh để ức chế và triệt tiêu nấm bệnh gây hại..."
T.S Hà cũng khẳng định rằng, việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học Pseudomonas ứng dụng trong sản xuất hồ tiêu nhằm hạn chế bệnh chết nhanh P. capsici trên cây hồ tiêu, là việc làm cấp thiết nhằm phục vụ sản xuất hồ tiêu xuất khẩu của nước nhà.
Chuyển giao công nghệT.S Trần Thị Thu Hà cho hay, với sáng kiến sản suất chế phẩm sinh học từ các chủng vi khuẩn seudomonas và áp dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas để phòng trừ bệnh chết nhanh, có giá thành thấp hơn nhiều so với các phương pháp khác và các sản phẩm nhập ngoại.
 Công nghệ này ra đọi hứa hẹn sẽ khắc phục bệnh cho cây hồ tiêu | |
Phương pháp mà nhóm nghiên cứu của T.S Hà nghiên cứu thành công đã giúp được người dân chống được sự lây lan của căn bệnh chết nhanh. Cây hồ tiêu đã có thể phát triển mạnh và mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở các vùng trồng loại cây này.
ọž Việt Nam, loài nấm P. Capsici trên cây hồ tiêu đã làm giảm năng suất rất lớn, hàng năm giảm khoảng 15 %, có nơi nhiều vưọn bị thiệt hại tới 100% do cách sử dụng thuốc phòng trừ không đúng cách. Hầu hết, các phương pháp phòng trừ phổ biến thông thưọng mà người dân áp dụng đều không mang lại hiệu quả cao và phải chi phí một khoản tiền rất lớn.
Về phương pháp phòng trừ sinh học chống bệnh chết nhanh cho cây hồ tiêu bằng vi khuẩn seudomonas, T.S Trần Thị Thu Hà giải thích rằng, phương phá này thưọng được thực hiện chủ yếu trước mùa mưa (vì thời điểm mùa mưa bệnh chết nhanh phát triển mạnh trên cây hồ tiêu) bằng cách sử dụng vi khuẩn seudomonas để tưới trực tiếp vào gốc cây hồ tiêu sẽ giảm được tọ· lệ cây chết xuống 15- 20%. đồng thời, phương pháp này rất dễ sử dụng, không ảnh hưởng tới môi trường cũng như nông sản sau khi thu hoạch.
Hiện phương pháp nghiên cứu của T.S Trần Thị Thu Hà và nhóm nghiên cứu khoa học tại trường đH Nông lâm Huế đã cho áp dụng thành công tại một số địa phương như : Quảng Trị, Đăk Lăk và một số tỉnh khu vực Tây Nguyên để giúp người dân trồng loại cây này giảm được sâu bệnh hại cây, đồng thời mang lại năng suất cao khi thu hoạch.
thời gian tới, phương pháp này sẽ được nhóm nghiên cứu này áp dụng tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước và sẽ được chuyển giao công nghệ để sản xuất quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân có nhu cầu biết thêm về phương pháp phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu có thể liên hệ với T.S Trần Thị Thu Hà, giảng viên khoa Nông học, trường đại học Nông lâm Huế. Số 102 đường Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thanh Ngọc