DN xuất khẩu phải nâng cao chất lượng đổi mới thị trường

Thứ hai - 16/04/2012 05:32 2.532 0
Các nhà nhập khẩu EU đang chuyển dần đơn hàng từ Việt Nam sang Campuchia, Lào và Bangladesh để hưởng thuế nhập khẩu 0%.
Vì vậy để bù đắp sự sụt giảm này, các DN Việt Nam đang nỗ lực chuyển sang tìm kiếm đơn hàng từ thị trường mới như Ấn độ, Brazil, Angola, New Zealand, Nga... cũng như cần có những cải thiện về chất lượng hàng hóa để vượt qua những rào cản và các biện pháp bảo hộ của các thị trường.

 

 
Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp (DN) da giày đang rất lo lắng vì hiện tại mới ký hợp đồng xuất khẩu đến hết quý I. Chỉ có số ít DN ký được hợp đồng đến hết quý II nhưng đơn hàng lại giảm 20%-30% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự cắt giảm chi tiêu, chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật đang có sự thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của DN.
 
Các DN ngành dệt may cũng đang ở trong tình cảnh chỉ kiếm được đơn hàng vài chục ngàn sản phẩm, rất khó tìm được đơn hàng có số lượng lớn như những năm trước. Nguyên nhân giảm đơn hàng không chỉ vì người tiêu dùng tại các thị trường lớn cắt giảm chi tiêu mà còn vì các nhà nhập khẩu EU đang chuyển dần đơn hàng từ Việt Nam với thuế suất nhập khẩu 10% sang Campuchia, Lào và Bangladesh để hưởng thuế nhập khẩu 0% theo tiêu chuẩn Tối huệ quốc vẫn đang được áp dụng tại các quốc gia này. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU đã giảm 20%-30% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
để bù đắp sự sụt giảm này, các DN da giày đang nỗ lực chuyển sang tìm kiếm đơn hàng từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giày với các nước có tiềm năng như Ấn độ, Brazil. Còn DN dệt may chuyển hướng xâm nhập và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn độ, Nga...
 
Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều ngành hàng, có nhiều mặt hàng đứng tốp đầu thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại kém hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương. Theo các chuyên gia, một trong những vấn đề lớn nhất của xuất khẩu Việt Nam hiện nay là nhiều mặt hàng không thâm nhập được vào các thị trường do vấp phải hàng rào kỹ thuật từ phía các thị trường nhập khẩu. Việc cần làm hiện nay là nhanh chóng tổ chức lại thị trường, sắp xếp lại xuất nhập khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa.
 
Khuyến nghị chính sách thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020 cho Việt Nam, ông Claudio Dordi, tư vấn trưởng dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), cho rằng khi các hàng rào thuế quan được cắt giảm, Việt Nam cần có những cải thiện về chất lượng hàng hóa để vượt qua những rào cản và các biện pháp bảo hộ của các thị trường. đó là nâng cao chất lượng các thiết bị sản xuất và nâng cao tất cả chuỗi giá trị liên quan đến hàng hóa và đây là cách duy nhất để nâng cao hiệu quả xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam.
 
PV (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc
CẦN NÂNG CAO CHẤT LƯọ¢NG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Từ trước đến nay hàng hóa xuất khẩu ở nước ta , chỉ quan tâm về mặt số lượng ít khi chú ý đến chất lượng , đây chính là sự thua thiệt với các nước khác có xuất khẩu cùng mặt hàng, do họ xuất khẩu có mặt hàng qua sơ chế biến mẫu mã đẹp, chất lượng hơn nên giá trị thu về cao hơn . Chính vì vậy nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu bị mất đi khọan chênh lệch giá trị ngọai tệ thu về do xuất khẩu, đáng lý ra phải được hưởng; còn đối với người nông dân cũng bị thiệt thòi do giá thu mua thấp.Thực tế hiện nay có Nước không có mặt hàng xuất khẩu như cà phê nhưng mua lại của ta, sau đó đem về qua sơ chế đánh bóng lại hạt cà phê rất đẹp rồi cho xuất khẩu với giá trị cao hơn nhiều. đây là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ. Hiện nay chúng ta đều có thành lập các tổ chức hội như Hiệp hội cà phê ca cao việt nam, hội cao su việt nam, hội lương thực thực phẩm vv… cũng chưa phát huy được tổ chức của mình để bảo vệ quyền lợi cho người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu. đến nay việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngòai hầu như không có cơ quan nào chịu trách nhiệm trong việc, làm thế nào hàng hóa xuất khẩu đảm bảo chất lượng để cạnh tranh với các nước, chỉ đến khi nào nước nhập khẩu kiện hàng của nước ta không đảm bảo chất lượng họ trả về mới biết. để nghị các bộ ban ngành có chức năng như Bộ công thương, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn cần có giải pháp chỉ đạo cụ thể các lọai hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng tốt nhất, giao cho tổ chức cơ quan nào đó chịu trách nhiệm trong vấn đề này. để bảo vệ quyền lợi người nông dân Nhà nước nên có cơ chế chính sách cho các đơn vị xuất khẩu vay với lãi xuất thấp, để thu mua dự trữ các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như cà phê,ca cao, tiêu, lúa vv…khi nào trong năm giá mặt hàng nào tăng cao thì cho xuất khẩu ngay, tránh các nước ép giá như hiện nay .Riêng đối mặt hàng lương thực lúa hiện nay nhà nước đều thu mua để dự trữ lương thực cho quốc gia , giao cho Cục dự trữ quốc gia quản lý ,đơn vị này có thể giao thêm nhiệm vụ xuất khẩu khi giá lương thực tăng và kịp thời mua lại để dự trữ , tránh trường hợp lương thực để lâu bị kém phẩm chất không sử dụng được gây lãng phí. đây chính là gíup nông dân trong việc thu mua lúa còn tồn đọng trong dân, đồng thời kho lương thực dự trữ đảm bảo chất lượng tốt khi trợ cấp cứu đói cho dân khi bị thiên tai, bão lụt, hạn hán.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,287
  • Tháng hiện tại73,400
  • Tổng lượt truy cập41,254,001
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây