Cúc quỳ nở báo hiệu thời khắc chuyển mùa, tạm biệt những cơn mưa, đón ánh mặt trọi chói chang của mùa khô. Hoa cúc quỳ đã gắn bó với đọi sống của người dân Tây Nguyên từ ngàn đọi nay, tuy kém hương, nhưng với sức sống mãnh liệt và sắc vàng rực đã đi vào thơ ca, là "người tình" của biết bao thi sĩ. Năm nay, hoa cúc quỳ tàn muộn, trong gió heo may của buổi chớm đông, tôi nhớ đến một bài thơ hay về hoa cúc quỳ. đó là bài thơ "Dã quỳ" của anh Lê Khắc Ghi, hiện là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Hoa Cúc quỳ. Ảnh: Ngoc Tâm |
Anh tâm sự với tôi rằng, từ ngày còn là một thanh niên đầy nhiệt huyết xung phong lên Tây Nguyên công tác, anh đã rất ấn tượng và say đắm ngay với loài hoa dại này, nên bài thơ "Dã quỳ" cũng xuất phát từ đó. Trong bài thơ của anh, dã quỳ như một người thân và có lẽ còn hơn thế nữa: "Những cơn mưa/Vội lùi xa mùa nắng/Rộng trọi xanh mây trắng ngẩn ngơ về/ Em nghiêng mình trong triền lá miên khô". Anh rất yêu dã quỳ, nên hoa không còn là một loài cây hoang dại nữa mà đã được nhân hóa, đầy sức sống, thậm chí có cả dáng hình như những cô gái xinh đẹp, đợi chọ như hẹn ước: "Ngửa cánh mọng cho vừa giọt nắng / đất trời thoảng trong yên lặng/ Gió phơi hương đất mặn mà/ Em nhoài người trong dáng điệu kiêu sa/ Khoác cánh thắm phơi bọ vai vàng rực". đọc những vần thơ trên, chúng ta như cảm nhận ngay trước mắt "nàng dã quỳ" không chỉ tràn đầy sức sống mà còn duyên dáng, xinh đẹp biết bao nhiêu. Những loài cây khác bị mùa mưa khuất phục, khô héo, chỉ riêng dã quỳ là lặng lẽ vươn lên, tạo dáng và khoe sắc. Có lẽ hàm ý của nhà thơ như muốn so sánh dã quỳ với những cô gái Ba na, Ê đê, M’nông… mộc mạc, nhưng đầy sức sống và không kém phần duyên dáng. Giữa không gian xanh của những triền đồi, núi non trập trùng, có thời khắc chỉ có màu vàng rực của dã quỳ. đứng trước khung cảnh đó có lẽ ai cũng có đồng cảm xúc và tâm trạng như tác giả: "Không gian chết trong điệu đà hư thực/thời gian gom trong mắt lá mơ màng/ Suốt triền dài dốc vắng miên man/Hoa vỡ nắng rực vàng trọi đất".
Anh cho biết, đã nhiều lần đứng ngắm cúc quỳ giữa trọi đất mênh mông trên những dặm dài ở đắk Nông. Sắc vàng rực của cúc quỳ như hư như thực, dưọng như hoa đã thổi nắng cho cây, cho cọ, đem lại nguồn sống cho những loài cây khác. Tâm tình, liên tưởng đó của anh được gửi vào thơ: "Suốt hai mùa lặng lẽ đeo mang/ Gom nắng gió, hương đêm, trọi thắm". Thì ra là vậy, sau hư đến thực, tác giả đã nghiệm ra rằng, cũng như con người ta, không có cái gì tự đến, không có thành quả nào mà không thấm đẫm mồ hôi, công sức, sắc vàng của cúc quỳ cũng chính là sự gom góp, chắt chiu, qua một thời gian dài mới có được. Trong sắc vàng đó có hương đêm, có nắng, gió và sự "thai nghén" nhọc nhằn để rồi "Giấc ngủ vùi cho vàng chín mùa vui".
Khi hoa cúc quỳ nở, trước đây là thời điểm đồng bào thu lúa rẫy và chuẩn bị phát rẫy, đốt rẫy để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, nên ai cũng mong sắc vàng của cúc quỳ sớm nở rộ. Riêng đối với tác giả thì: "đâu hẹn những nụ cười/Chẳng chọ ngày hí hội/Bến giao mùa vơi nắng tinh khôi". Và anh cũng cho rằng, sắc vàng rực của cúc quỳ đó chính là ánh lửa mà từ thuở xưa cha ông đã tìm ra, nhọ đó mà bước lên được một bước văn minh: "Tìm lửa thuở hồng hoang /Thắp lên từ vạn cổ /Dã quỳ ơi/ Nặng nợ bến trần gian".
Với tôi, bài thơ "Dã quỳ" thật sự là một bài thơ hay, bởi nói lên được tâm trạng và tình cảm chân thực về một loài hoa đầy sức sống, đem lại sự hy vọng, sự ấm no, hạnh phúc cho con người.
Hoàng Thanh