Đài Loan xây dựng phi pháp ở Ba Bình

Thứ năm - 19/06/2014 09:21 978 0
Đài Loan đã đưa máy móc hạng nặng tới đảo Ba Bình nhằm xây dựng phi pháp một cầu tàu trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. CNA dẫn lời nghị viên Lâm Úc Phương ngang nhiên tuyên bố 6 con tàu đã chở cần cẩu, máy đào… tới Ba Bình.

Đội tàu này còn đi kèm với 6 tàu khu trục nhỏ cùng một tổ lính đặc nhiệm. Theo CNA, công trình phi pháp này trị giá khoảng 110 triệu USD và dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015. Nghị viên Lâm còn tuyên bố sau khi cầu tàu hoàn thành sẽ mở ra khả năng cho các tàu hải cảnh, tàu khu trục có tải trọng 3.000 tấn đến neo đậu, biến Ba Bình thành một căn cứ “bảo vệ tàu đánh cá, tàu nghiên cứu hàng hải và tàu khai thác tài nguyên trong khu vực”.

Cũng trong ngày 18.6, báo mạng Want China Times (Đài Loan) dẫn nguồn tin từ Bộ Đất đai - Tài nguyên Trung Quốc nói từ năm 2018, nước này sẽ cho phép đăng ký quyền sử dụng đất đối với cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu được xác nhận, đây là sẽ là động thái vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo trên.

Danh Toại
 

Ý kiến bạn đọc



MINH TRI - 6 giờ trước
CHỈ CÒN BIỆN PHÁP DUY NHẤT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG BẰNG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Trong những năm qua Đài loan, Trung quốc liên tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đông đối với nước ta, ngày 5/11/2013 Đài Loan thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong hai năm. Tiếp tục Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, đồng thời Trung Quốc lại toan tính lập chính quyền ở Trường Sa. Ngày 02/05/2014 Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đây là hoạt động bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đang ngang nhiên xây đảo nhân tạo trên vùng biển, xây trường học trên quần đảo Trường sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động khiêu khích không thể chấp nhận được. Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để các nước trong khu vực biển đông thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì liên tục các đảo thuộc quần đảo Trường sa họ sẽ lấn tới và giành chủ quyền cho họ. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Ông Daniel RusselTrợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương ông đã cho biết về quan điểm mạnh mẽ của Mỹ. Cụ thể, các vấn đề tranh chấp biển đảo trên biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và tuân theo luật pháp quốc tế. Trong thời gian qua gần 2 tháng từ khi Trung quốc hạ đặt giàn khoan HD-981vào vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, Nhà nước ta đã kiên trì bằng con đường ngoại giao nhưng không đạt được như mong muốn, do vậy chỉ bằng cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế. Do vậy, Bộ ngoại giao nước ta sớm đưa vụ tranh chấp việc Trung quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các đảo ở Trường sa và Hoàng sa bị Trung quốc dùng vũ lực lấn chiếm từ năm 1974 khởi kiện ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Thuận lợi hiện nay đã có nước Philipines đã khởi kiện tranh chấp biển đông giống như nước ta, Tòa án Trọng tài quốc tế đã thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử thời gian gần nhất. Bởi vì có như vậy, chúng ta mới có cơ hội giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng sa mà Trung quốc đã đánh chiếm từ năm 1974 và đảo Gạc ma thuộc quần đảo Trường sa của Việt nam mà Trung quốc đã đánh chiếm từ năm 1988. MINH TRÍ
 Tags: ba bình
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay2,844
  • Tháng hiện tại50,342
  • Tổng lượt truy cập41,230,943
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây