Đăk Nông: Hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 11/01/2013 09:13 2.811 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nông nghiệp công nghệ cao là phương thức sản xuất có nhiều tri thức và công nghệ hơn so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Áp dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu để có một nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Nông nghiệp CNC góp phần nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh, giá trị gia tăng của nền nông nghiệp và là giải pháp để tái cơ cấu nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây Đăk Nông đã xem vai trò của khoa học công nghệ và việc chuyển giao công nghệ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

 

 

 

 

Nhằm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa và thực hiện Chỉ thị số 50 - CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương đảng; Quyết định số 1895/Qđ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Nghị Quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh  ủy Đăk Nông về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2015, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 05/2012/NQ-HđND ngày 31/5/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao giai đoạn 2010-2015, Quyết định số 01/2011/Qđ-UBND của UBND tỉnh Đăk Nông về một số chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010-2015.


để cụ thể hóa các chủ trương chính sách của tỉnh, trong 02 năm qua Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy Đăk Nông về Phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: về quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đăk Nông, hiện tại Sở Nông nghiệp & PTNT  đã phối hợp với các đơn vị liên quan, Viện Quy hoạch - Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành đo đạc, quy hoạch tại xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa với diện tích 120 ha.


Về xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như: Mô hình trồng cam Cara cara tại huyện đắk Glong; Mô hình chăn nuôi gà J-Dabaco với quy mô 3.800 con, địa điểm triển khai tại 5 huyện, thị xã. Tại thị xã Gia Nghĩa, huyện Cư Jut triển khai mô hình đã phát huy hiệu quả cao, sau hội thảo và tổng kết mô hình kết quả: trọng lượng bình quân của gà tại 02 huyện đạt 2 kg/con/3tháng nuôi, lợi nhuận thu được đạt 57.200 đồng/con (chưa tính công lao động).


Mô hình trồng cây Măng tây xanh: quy mô: 0,5 ha, triển khai tại xã Kiến Thành, huyện Đăk Rlấp, Mô hình trồng hoa Lily: quy mô: 0,06 ha, triển khai: tại Huyện Đăk Mil. Số hộ tham gia: 05 hộ, lợi nhuận khoảng 85 triệu đồng/1.000m2. Mô hình thâm canh lúa lai TH 3-3: quy mô: 16 ha, triển khai trên địa bàn 3 huyện Krông Nô, Cư Jút và Đăk Mil.


Ngoài ra Sở Nông nghiệp & PTNT còn triển khai các Chương trình Dự án trọng điểm đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các cây trồng ưu thế, chủ lực của tỉnh; Chương trình phát triển cây ăn quả, hoa, rau và cây trồng mới; Chương trình phát triển cây dược liệu, gia vị; Chương trình phát triển thủy sản; Chương trình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, động vật hoang dã; Chương trình giống cây lâm nghiệp; Chương trình bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

 

 

 

 

Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có những chính sách liên quan đến lĩnh vực này, song việc ứng dụng CNC vào nông nghiệp vẫn còn chậm. Khó khăn trước mắt hiện nay là nền nông nghiệp của tỉnh ta vẫn đang sản xuất nhọ lẻ là phổ biến, việc cơ giới hoá còn chậm, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, trình độ canh tác của người dân còn thấp, việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chuyển biến còn chậm. Yêu cầu đặt ra đối với chúng ta là cần phải sáng suốt đề ra những định hướng, những giải pháp đúng đắn, kịp thời để khắc phục và đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp CNH, HđH nông nghiệp, nông thôn vững bước tiến lên, giữ vững mục tiêu và quan điểm của đảng, Nhà Nước đã đề ra.

 

để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững hình thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay đòi họi Tỉnh phải có bước đi và giải pháp cụ thể như: tăng cưọng khả năng nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là tính hiệu quả trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Tỉnh cần phải đầu tư thích đáng để tạo ra bước đột phá trong việc nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm để sớm nhân rộng và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của địa phương, phân tích những lợi thế về tài nguyên đất đai và những thuận lợi điều kiện tự nhiên của từng huyện hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao theo ưu thế nổi trội về cây trồng vật nuôi, phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, làm tiền đề cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.


Cơ quan tham mưu cho tỉnh về hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn toàn cầu về thị trường, nhìn rõ hiện trạng và lợi thế để quyết định sẽ sản xuất cái gì. Sau đó phải tập trung nguồn lực Nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp, nguồn lực đầu tư nước ngoài về tài chính,  kỹ thuật để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.


Xây dựng các vưọn thực nghiệm trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được cụ thể từ giải pháp đến thực tiễn.


Hình thành các vưọn thực nghiệm trình diễn mô hình nông nghiệp hiện đại, chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là nguồn lan tọa công nghệ cao mới. Các vưọn thực nghiệm còn là trung  tâm tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường có hàm lượng khoa học công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ có được những tri thức khoa học.


Giúp nông dân thích ứng với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, sản xuất chế biến,  thương mại, khoa học, công nghiệp, cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.


Hình thành và phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng nông nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp. Chính các doanh nghiệp là đối tượng chủ động cải thiện điều kiện sản xuất cho người nông dân đồng thời gắn kết họ trong chuỗi sản xuất và chế biến sản phẩm của mình.

 

 

 

 


để Đăk Nông sớm trở thành tỉnh có nền nông nghiệp hiện đại yêu cầu đặt ra cho ngành Nông nghiệp cần phải sớm tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch và xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể cần phải thực hiện tốt nội dung chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 13/7/2012 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước 3 năm 2013 - 2015 của tỉnh đắk Nông, ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp & PTNT: "triển khai xây dựng kế hoạch để thực hiện chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HđND ngày 31/5/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao giai đoạn 2010 -2015, trước tiên hoàn thành việc thành lập Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trực thuộc UBND tỉnh, triển khai lập quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao tại thị xã Gia Nghĩa, phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách; tổ chức đánh giá lựa chọn mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, trình độ canh tác để nhân rộng gắn với quy hoạch, phân vùng chuyên canh, xây dựng kế hoạch có lộ trình rõ ràng để thu hút đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho giai đoạn 2013-2015. Nghiên cứu xây dựng cơ chế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất giống cây trồng chất lượng cao".

 

Trong những năm đến ( 2013-2015 ) tỉnh Đăk Nông cần phải đầu tư cho quy hoạch và xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có chương trình đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có khả năng về chuyên môn giọi để làm nông nghiệp công nghệ cao, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mạnh các cây trồng chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hình thành hệ thống sản xuất giống với sự tham gia hợp lý của các thành phần kinh tế. Gắn nghiên cứu với ứng dụng và chuyển giao công nghệ, gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ. Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế và bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng cao. đầu tư thọa đáng cho công tác khuyến nông nhằm tăng cưọng hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu với cơ sở sản xuất để ứng dụng và chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất.

 

Nam Lộc

Nguồn tin: daknong.gov.vn

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay2,547
  • Tháng hiện tại68,864
  • Tổng lượt truy cập41,249,465
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây