Đạm Ninh Bình nặng nợ Trung Quốc: Vô tình ''sập bẫy''?

Thứ ba - 06/09/2016 05:13 708 0
Khi đàm phán vay nợ Trung Quốc, tất cả điều kiện ràng buộc đều là giấy trắng mực đen và bên đi vay buộc phải tỉnh táo để nhận biết.

Liên quan đến việc Nhà máy Đạm Ninh Bình đang gồng mình trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4% cho Eximbank Trung Quốc, các chuyên gia chỉ ra rằng, ngoài dự án này, Việt Nam có rất nhiều dự án vay vốn xây dựng từ ngân hàng này, đặc biệt là các dự án nhiệt điện.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động cho vay của Eximbank Trung Quốc ra nước ngoài có yếu tố chính trị thay vì yếu tố hỗ trợ phát triển như ODA. Thậm chí, nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ ra nước ngoài của Trung Quốc bắt buộc phải mua ít nhất 50% hàng hóa, dịch vụ từ các công ty nội địa Trung Quốc. Đặc biệt, việc giải ngân nguồn vốn này luôn chậm trễ và bất ổn khó lường.

Dam Ninh Binh nang no Trung Quoc: Vo tinh ''sap bay''?
Vay vốn từ Eximbank Trung Quốc, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) từng gây ô nhiễm môi trường buộc người dân phải phản đối. Ảnh: Tuổi trẻ

Trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia khẳng định, bên cạnh tính kinh tế, việc cho vay của ngân hàng Trung Quốc mang tính chính trị là điều bình thường và dễ hiểu.

PGS.TS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho hay, Eximbank Trung Quốc là ngân hàng bề ngoài thì sòng phẳng với khách hàng nhưng thực tế, trong quan hệ cho vay, đó là một ngân hàng lớn của nhà nước, vì thế khi ngân hàng này cho đối tác nước ngoài vay luôn có yếu tố chính trị ở trong đó. Điều này thể hiện trước hết ở những ưu tiên: cho vay hay không, cho vay ít hay nhiều, lãi suất bao nhiêu... Đặc biệt, khi cho vay, bao giờ Trung Quốc cũng có một cơ chế kiểm soát, chẳng hạn cho vay với hạng mục gì. Ngay ở trong ASEAN, đặc biệt đối với 3 nước Đông Dương, cơ chế cho vay của Eximbank Trung Quốc cũng có những đặc điểm khác nhau. 

"Eximbank Trung Quốc thực chất là một ngân hàng nhà nước. Điều này khác với các nước phương Tây, ngân hàng có thể là của một tập đoàn tài chính nào đó, hoạt động của chúng phụ thuộc vào chính sách, chủ trương của các tập đoàn tài chính. Như vậy, Eximbank bao giờ cũng hoạt động theo những chính sách đối ngoại của nhà nước Trung Quốc", PGS.TS Nguyễn Huy Quý nhận xét.

Ông cũng nhấn mạnh, nguồn vốn mà hỗ trợ ra nước ngoài của Trung Quốc, cụ thể là thông qua Eximbank Trung Quốc không phải là vốn ODA. Theo đó, ODA được ký kết qua các hiệp định giữa nhà nước với nhà nước, còn vốn vay từ Eximbank Trung Quốc được ký giữa ngân hàng này với các đối tác của nước ngoài. Như vậy, mặc dầu cùng là doanh nghiệp nhà nước nhưng cơ chế khác nhau, một cơ chế là ngân hàng, một cơ chế của chính phủ.

Đối với những điều kiện ràng buộc khi cho vay của Eximbank Trung Quốc (sử dụng nhà thầu, mua thiết bị, công nghệ củaTrung Quốc), theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, đó là quy định chung nhưng không phải là tất cả. Đối với từng hạng mục, phía Trung Quốc có thể có sự linh động, cơ chế, chỉ tiêu riêng. Đối với những vấn đề cần ưu tiên, không nhất định Trung Quốc ra điều kiện như vậy, ngược lại, đối với những vấn đề cần thắt chặt họ sẽ ra ra điều kiện.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính ngân hàng - TS Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, bên cạnh những hỗ trợ về kinh tế, hoạt động cho vay có yếu tố chính trị là điểm chung của nhiều ngân hàng trên thế giới, không riêng gì Eximbank Trung Quốc.

Việc Eximbank Trung Quốc cho phía Việt Nam vay vốn và  yêu cầu Việt Nam phải sử dụng nhân lực, nhà thầu Trung Quốc cùng máy móc, thiết bị của họ, đó cũng là điều bình thường.

"Khi Việt Nam vay vốn từ các quốc gia khác đều có ràng buộc đi kèm bởi không ai cho Việt Nam một bữa ăn trưa miễn phí. Chúng ta phải chấp nhận điều đó, vấn đề là ở chừng mực nào và chúng ta phải sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả.

Nếu phía Việt Nam thấy các điều kiện ràng buộc chỉ có lợi cho Trung Quốc, lại tác động tiêu cực đến Việt Nam, chẳng hạn phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, thiết bị Trung Quốc và bị lệ thuộc vào chuyện đó thì phải kiên quyết từ chối. Bởi cuối cùng, thứ Việt Nam nhận được chỉ là một vài nhà máy, một vài cây cầu hay cảng biển... nhưng chất lượng công trình kém, lao động trong nước không có việc làm, đặc biệt Việt Nam không học hỏi được công nghệ của họ vì thứ nhà  thầu đưa sang hoặc là công nghệ thấp, hoặc họ sẽ không chuyển giao cho Việt Nam".

Vô tình hay làm ngơ?

Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đã 'sập bẫy' khi vay vốn từ Trung Quốc, nhưng TS Nguyễn Trí Hiếu lại có quan điểm ngược lại.

 

 

Nguồn tin: baodatviet

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay917
  • Tháng hiện tại41,720
  • Tổng lượt truy cập41,422,049
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây