GS Nhật phê phán chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam

Thứ ba - 06/09/2016 05:12 731 0
“Có bao nhiêu kiến nghị của tôi trong suốt 20 năm qua các ông không tiếp thu. Nay các ông gặp tôi làm gì nữa?”.

Đó là lời nhận xét khẳng khái tại buổi tọa đàm về chính sách công nghiệp ngày 25/8, của Giáo sư Kenichi Ohno, Trường Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, người đã tham gia xây dựng hầu hết các chiến lược công nghiệp ở Việt Nam trong 20 năm qua.

Nên giới hạn ngành ưu tiên

Nói rõ hơn tại tọa đàm, GS Kenichi Ohno nói: “Tôi có kinh nghiệm tham gia chính sách công nghiệp của 20 quốc gia châu Á và châu Phi.

Tôi có thể khẳng định, chính sách của Việt Nam không tốt, ở nhóm cuối các quốc gia tôi công tác, thậm chí một số quốc gia châu Phi có chính sách công nghiệp tốt hơn Việt Nam. Tôi xin chia sẻ chân thành, thẳng thắn như vậy”.

Phê bình Việt Nam viết các bản chiến lược theo kiểu chương, hồi, thiếu sáng tạo, ông Ohno cho rằng Việt Nam chọn tới 19 ngành công nghiệp làm mũi nhọn là quá nhiều.

“Các bạn nên giới hạn còn 5 ngành ưu tiên thôi, chứ quá nhiều ngành ưu tiên nghĩa là chả có ưu tiên gì. Cách làm các chiến lược công nghiệp của Việt Nam chẳng có gì khác so với hồi tôi đến đây năm 1993”, ông nói.

Bên cạnh đó, GS Kenichi Ohno khuyên Việt Nam nên tham dự thực hiện trực tiếp các chương trình công nghiệp hóa, thay vì chỉ phê duyệt.

GS Nhat phe phan chinh sach phat trien cong nghiep Viet Nam

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình

Đặc biệt, đây là lần thứ hai ông Ohno gặp trực tiếp Trưởng ban Kinh tế Trung ương của Việt Nam. Trong lần gặp trước, ông đã khẳng khái nói: “Có bao nhiêu kiến nghị của tôi trong suốt 20 năm qua các ông không tiếp thu. Nay các ông gặp tôi làm gì nữa?”.

Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng ban kinh tế Trung ương cam kết là sẽ tiếp thu các kiến nghị của ông Ohno trong bản báo cáo lần này.

Ông Bình cũng thẳng thắn kêu gọi các nhà khoa học cần “nói đúng, nói trúng để làm thật”, chứ không phải “nói hay”, về thực trạng nền công nghiệp nước nhà. Từ đó, hoàn thành Đề án về chính sách công nghiệp quốc gia trình Bộ Chính trị tháng 11/2016.

Sự tụt hậu của công nghệ Việt so với các nước

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cũng tiết lộ, về công nghệ, Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ. Bên cạnh đó, trong tổng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, tới 90,6% thuộc về các doanh nghiệp FDI; 8,7% là của DNNN; và vỏn vẹn 0,67% thuộc về các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Còn quy mô doanh nghiệp giảm từ 27 người năm 2007 xuống còn 18 người năm 2014. Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn nhỏ tăng từ 77% năm 2012 lên 83% năm 2014. Đó là những con số rất đau lòng.

Chỉ rõ nguyên nhân cho việc tụt hậu, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nói thẳng: “Chúng ta có quá nhiều định hướng, và mục tiêu quá cao; các chính sách phát triển sản phẩm thì duy ý chí.

Như hiện nay Việt Nam chưa có năng lực sản xuất 1 kg thép chế tạo nào, mà lại đặt ra mục tiêu chế tạo được turbin, theo chiến lược phát triển ngành cơ khí. Nhiều người nói thẳng rằng, ngành công nghiệp ô tô của ta đã thất bại vì đặt ra mục tiêu cao quá”.

Trong khi, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh từ Chương trình Fulbright lại ví phương pháp xây dựng chiến lược công nghiệp của Việt Nam như một hệ điều hành cũ, dù thực trạng kinh tế đã khác.

Theo ông Tự Anh, các chính sách hiện tại đang hướng tới thu hút ngành công nghệ cao. Tuy nhiên, trong giỏ hàng xuất khẩu thì chỉ có 20% là xuất khẩu công nghệ cao.

Ông nói: “Ta phải phân biệt công nghệ cao và giá trị gia tăng cao. Samsung nhập khẩu tới 90% để sản xuất. Có nghĩa, trừ lương, chi phí đất đai, điện... thì giá trị gia tăng ở trên một đồng xuất khẩu chỉ có vài chục xu cho Việt Nam. Chúng ta không có phần giá trị gia tăng cho mình.

Hàm lượng gia tăng rất quan trọng, và người nước ngoài hưởng hết, còn chúng ta chỉ cung cấp nhân công rẻ, môi trường rẻ cho họ. Chẳng hạn như Formosa.

Sân chơi đã mở bung ra rồi, nhưng hội nhập của chúng ta đã đi trước quá trình đổi mới bên trong. Khi chúng ta mở cửa ra với quốc tế, chúng ta lại không đủ năng lực. Tôi cho rằng có làn sóng doanh nghiệp sẽ mất đi khỏi thị trường trong vài năm tới khi chúng ta thực hiện tất cả các cam kết”.

Sơn Ca (Lược theo TBKTSG)

Nguồn tin: baodatviet

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay10,248
  • Tháng hiện tại116,026
  • Tổng lượt truy cập41,496,355
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây