đầu Xuân nghĩ về đạo làm thầy

Thứ hai - 30/01/2012 09:23 1.681 0
Tục ngữ có câu: "Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy". Do đâu mà người thầy giáo được coi trọng như vậy, thiết nghĩ, bắt nguồn từ đạo làm thầy.
Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn xứ Quảng - Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cọ cây và mây mù lạnh lẽo mà không hề cảm thấy cô đơn. Cái gì làm cho anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? đó là anh ý thức đúng đắn, sâu sắc về công việc, lòng yêu nghề và niềm vui cuộc sống.
Học sinh trường THPT Nguyễn Huệ (TP Vinh) trong giọ học môn Sinh học (ảnh có tính chất minh họa)

Anh nhận ra rằng điều hạnh phúc của mình là đem lại niềm vui cho mọi người. "Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trọi đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giọ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa...Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất". Từ anh thanh niên này, ta lại nghĩ về nghề và nghiệp dạy học của ta.

Nghề là nói đến sự hiểu biết, tri thức công đoạn kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo về hoạt động của lao động; còn nghiệp là duyên nợ, là những mối quan hệ nhân quả đa chiều của con người đối với nghề mà mình chọn.   

Trên thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng có hai nghề được xã hội đặc biệt coi trọng: nghề thầy thuốc và nghề dạy học. Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự sống, chết của con người. Một nghề liên quan đến "phần hồn", quyết định đến sự phát triển nhân cách của con người. Hai nghề ấy, ngay từ bài học nhập môn, người học đã được học cái đức của nghề.

Nói "Lương y như từ mẫu", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" người xưa muốn dạy cho người học: Thầy thuốc như mẹ hiền, và: Học và dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tiếc rằng, lâu nay người ta chỉ khai thác cái nghĩa dành cho người học mà quên đi một ý nghĩa thứ hai đối với ông thầy: Dạy người ta một chữ, hay dạy nửa chữ cũng phải nhớ đến đạo làm thầy.  

đạo làm thầy vô cùng lớn lao, sâu sắc mà chỉ trong một bài viết nhọ không thể diễn tả hết. Chỉ xin được nêu vài điều nhận xét xuất phát từ thực tiễn công việc của cá nhân người viết. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào vị trí của học trò mà dạy dỗ. Cái khác, là phải tác động vào con người, vào tâm và trí. Thầy phải yêu trò và chăm lo cho trò như đối với con đẻ. Người thầy phải cố gắng gần gũi học sinh, tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của các em. Tìm hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì, đang buồn gì và đang mơ ước những gì.  

Nghề dạy học đâu chỉ có kiến thức và chuyên môn mà còn cần đến kĩ thuật, nghệ thuật sư phạm tuyệt khéo và hơn hết là phải yêu nghề, tâm huyết với nghề. Và xuyên suốt trong đạo làm thầy là trăn trở và khát khao đem lại hạnh phúc cho thế hệ tương lai!
  
Làm thế nào để người dạy học có được những phẩm chất trên? Trước hết, đó là sự nỗ lực trau dồi và rèn luyện của mỗi cá nhân người thầy, sau nữa là sự quan của toàn xã hội.     

để làm được việc này, điều kiện "cần" là giáo dục tránh nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho người dạy học, điều kiện "đủ" để có được những phẩm chất tốt đẹp ấy chính là phải có một chính sách xã hội hợp lý để cho mỗi người dạy học đều yên tâm mà sống với nghề và có được cuộc sống như họ xứng đáng được hưởng. 
                                                                                                    Phan Duy Nghĩa
 
Ý kiến của bạn

CẦN CHẤN CHọˆNH NGAY PHƯÆ NG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ TÃŒNH TRẠNG DẠY THÊM HọŒC THÊM Xác định việc dạy thêm học thêm là cần thiết, vì có nhiều em học sinh tiếp thu trong giọ học tại trường một số môn không được hiểu lắm, nhất là các em là học sinh trung bình yếu kém. Do vậy cần thiết có thầy cô phụ đạo thêm để hiểu làm bài tập tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay có một số các thầy cô giáo chưa làm tròn trách nhiệm của mình tại trường, với đạo đức lương tâm nghề mghiệp của một người thầy chưa truyền đạt hết kiến thức của mình cho các em, gợi ý cho các em phải học thêm môn học mình đã dạy, bất kể trình độ học sinh như thế nào, điều kiện hòan cảnh của các em ra sao. Nếu các em không học thêm thì dù làm bài kiểm tra tốt vẫn bị chấm điểm không cao, thậm chí dưới điểm trung bình. Thực tế có trường hợp học sinh xếp lọai yếu kém, nhưng vừa mới học thêm với thầy cô, lập tức có điểm cao ngay khi làm bài kiểm tra tại lớp. Không biết thực chất việc học tập của các em như thế nào, phụ huynh cũng đành chịu. Các em học sinh hiện nay sợ nhất môn văn, làm bài khó có điểm cao vì sợ bị dưới điểm trung bình, nên cũng xin cha mẹ được học thêm môn này, để không bị điểm dưới trung bình hoặc điểm liệt. để có thể chấn chỉnh vấn đề nêu trên, Bộ Giáo dục đào tạo cần phải có ngay các biện pháp để chấn chỉnh kịp thời việc dạy thêm học thêm trên phạm vi cả nước. Xin được đề xuất một số giải pháp như sau: Trước tiên Bộ Giáo dục đào tạo phải có thông báo ngay trong ngành đến các trường phổ thông trong cả nước vụ việc xảy ra tại trường THPT đông quan tỉnh Thái Bình, để cho các thầy cô giáo trong tòan ngành biết, đây là bài học kinh nghiệm trong phương pháp sư phạm, cách truyền đạt, dùng những ngôn từ thiếu tính sư phạm và mang tính chất xúc phạm đến các em. Làm thầy nhưng không hiểu được tâm lý từng lứa tuổi của các em, mặc dù các trường sư phạm các cấp đều được trang bị kiến thức này. Thứ hai các Sở Giáo dục đào tạo, các phòng giáo dục kiểm tra ngay việc dạy thêm học thêm do cấp mình quản lý có bao nhiêu trường hợp các thầy cô giáo chưa được cấp có thẩm quyền kiểm tra đủ điều kiện để cấp giấy phép hành nghề, nhưng vẫn dạy và báo cáo đề xuất với cấp trên hướng xử lý, biện pháp để chấn chỉnh. Thứ ba phối hợp với Hội cha mẹ học sinh phản ánh kịp thời đối với các thầy cô giáo bắt buộc các em phải học thêm, mặc dù các em không muốn học. Có thể đặt hòm thư góp ý tại các trường để phụ huynh phản ánh, thực tế hiện nay tâm lý phụ huynh không dám phản ánh, vì sợ thầy cô biết được sẽ trù dập con em mình đang học. Thứ tư Bộ Giáo dục đào tạo phải kiên quyết xử lý đối với các thầy cô giáo vi phạm đạo đức, lương tâm nhà giáo, ảnh hưởng đến uy tín ngành giáo dục. Tùy mức độ vi phạm ,cần thiết buộc thôi việc, cho ra khơi ngành, hoặc luân chuyển kịp thời đến trường khác mặc dù chưa đủ thời gian phải luân chuyển. Nếu Bộ Giáo dục đào tạo chỉ đạo kiên quyết trong việc dạy thêm học thêm, tin chắc rằng trong thời gian đến với phương châm học sinh tích cực, giáo viên trách nhiệm, môi trường học thân thiện, ngành giáo dục nước ta sẽ có chuyển biến tích cực. MINH TRÍ
minh tri

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,591
  • Tổng lượt truy cập41,235,192
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây