đó là cách dạy con, cháu được GS-TS Trần Văn Khê chia sẻ trong buổi giao lưu câu lạc bộ cha mẹ học sinh với chủ đề "ọ¨ng xử với con cái trong gia đình" diễn ra vào cuối tháng 10 tại trường THCS Minh đức, Q.1, TP.HCM.
"Hình phạt" vui vẻ
Bằng lời nói từ tốn, đậm chất Nam bộ và rất hóm hỉnh, GS-TS Trần Văn Khê mở đầu câu chuyện: "Tôi có những cách làm cho trẻ con thấy rằng khi trẻ làm lỗi thì sẽ bị mất những quyền mình ao ước được hưởng". GS Khê cho hay, trước đây, một đứa cháu nội của ông có tính hay họn mát. Lẽ thưọng tình, mỗi khi ông đến thăm, đứa cháu nào ùa ra trước thì được ông ôm trước. Tuy nhiên đứa trẻ kia không chạy ra đầu tiên nhưng lại muốn là người thứ nhất được ông ôm. Khi không được, bé giận lẫy cả ngày. Ông họi: "Con giận ông hay giận ai?", nó cũng không trả lời. Ba mẹ cháu nhọ ông dỗ, ông nói: "Ông nội có làm gì đâu mà dỗ cháu?". Sau đó, ông áp dụng cách dạy riêng của mình: "Tôi không cho nó chơi chung với đám nhọ. Tôi kể chuyện đọi xưa, chuyện Tề thiên đại thánh. Mấy đứa ngồi nghe mê man luôn, có khi vỗ tay cười, còn nó ngồi ở xa không biết chúng tôi nói gì. Rồi tôi phát kẹo sôcôla cho tụi nhọ, nó cũng không có phần. Tự động như vậy, lần sau nó không dám tái phạm nữa vì thấy bị thiệt thòi". Theo GS Khê, mặc dù ông không hề đánh cháu, không răn đe gì mà chỉ dùng "hình phạt" bằng những cái ôm, bằng lời nhẹ nhàng êm ái, kể chuyện vui, phát kẹo cho mấy đứa trẻ khác nhưng lại "có hiệu quả hơn cả cái roi".
|
Phương thức này cũng từng được GS-TS Trần Văn Khê sử dụng để dạy dỗ con cái trong quãng thời gian dài ông ở nước ngoài học tập, nghiên cứu, phổ biến âm nhạc dân tộc ra thế giới.
đối xử công bằng
Phần thưởng thiệt lớn mà tôi có là được con tin, vừa coi như người cha vừa coi như người bạn | ||
GS-TS Trần Văn Khê | ||
GS Khê khiêm tốn: "Tôi không phải là một chuyên gia tâm lý nên không đưa ra lời tư vấn. Tôi chỉ chia sẻ câu chuyện ứng xử của tôi với con cái mà thôi". Và ông kể: "Có thời gian tôi đưa 2 đứa con ra nước ngoài sống cùng. đứa con đầu tên Hải của tôi (tức là GS-TS Trần Quang Hải bây giọ - PV) có khiếu đọn hay. Còn đứa em nó có khiếu nấu ăn. Khi Hải dạy đọn cho em, thỉnh thoảng Hải nóng tính la mắng. Một lần, đứa em tủi thân trả đọn lại cho tôi, nói con không học nữa. Tôi họi vì sao thì nó thưa: "Vì anh Hai nói con học dở". Tôi mới gọi Hải lại bảo: "Trọi phú cho con đọn giọi, học nhanh, con phải thương người học chậm. Con nên tức bản thân mình là dạy em không được thì làm sao con ra dạy đọn ở ngoài xã hội". Song song đó, tôi cũng bảo con gái: "Con có tài nấu ăn thì cũng nên từ tốn nói lại với anh là khi nào anh dạy em, em sẽ nấu món ngon cho anh ăn". Từ đó, hai anh em gắn bó, yêu thương nhau hơn". Theo GS Khê, ông luôn cân nhắc từng lời khi dạy con, tìm hiểu vấn đề của con để cắt nghĩa. Ông không răn đe, đàn áp đứa con nào.
Ngoài ra, GS Khê còn chia sẻ những mẫu chuyện ông dạy con về tính tiết kiệm hay cách giúp con vượt qua sự nhút nhát để rèn sự tự tin, tính tự chủ… Ông cũng nhìn nhận có một lần trong đọi, ông không kiềm chế cơn giận, đã nói nặng và khiến đứa con trai trưởng buồn khóc. Sau đó, ông đã thẳng thắn xin lỗi con. Theo GS-TS Trần Văn Khê, khi cha mẹ, thầy cô "làm lỗi" thì nhẹ nhàng xin lỗi con, xin lỗi học trò và việc này không có gì là mắc cỡ cả. ÔngNguồn tin: Đất Việt