Đề nghị không cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi

Thứ tư - 29/10/2014 00:14 937 0
Đề nghị không cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để tránh lãng phí là quan điểm của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về dự luật Căn cước công dân chiều nay 28.10.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Căn cước công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết, việc cấp thẻ Căn cước công dân cho người chưa đủ 14 tuổi nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của công dân theo Hiến pháp năm 2013, không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) cho biết, quy định cấp thẻ Căn cước công dân từ khi công dân sinh ra để thay thế cho việc sử dụng giấy khai sinh sẽ góp phần giảm các thủ tục hành chính, tránh việc công dân phải mang giấy khai sinh hoặc nộp bản sao giấy khai sinh...

 the-can-cuoc
Nhiều ĐBQH đề nghị chỉ nên cấp thẻ Căn cước cho công dân trên 14 tuổi - Ảnh: Hoàng Trang

Dẫn báo cáo từ Bộ Tư pháp về việc hiện có 27 thủ tục hành chính yêu cầu mang bản chính giấy khai sinh, 32 thủ tục hành chính yêu cầu nộp bản sao giấy khai sinh, 11 thủ tục hành chính yêu cầu nộp bản sao chứng thực loại giấy này, Ủy ban TVQH cho rằng: việc cấp thẻ Căn cước công dân cho người chưa đủ 14 tuổi chỉ là hình thức hiện đại hóa giấy tờ khai sinh mà không làm mất quyền được khai sinh của trẻ em.

Vì vậy, Ủy ban TVQH đã chỉnh lý dự luật theo hướng: giao UBND cấp xã, cấp huyện nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định số định danh cá nhân và thực hiện quy trình cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Tuy nhiên, nhiều ĐBQH không đồng tình với quy định này.

Theo ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên), thực tế thì người dưới 14 tuổi không thể tự giao dịch mà phải nhờ đến vai trò của người giám hộ. Người dưới 14 tuổi chủ yếu là đi học nên giấy tờ sử dụng chủ yếu là giấy khai sinh. “Bỏ ra khoản tiền 650 tỉ đồng để cấp Căn cước công dân cho khoảng 20 triệu người chủ yếu để cất giữ chứ ít quan hệ giao dịch là điều cần tính toán trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn”, ĐB Chi đề nghị.

ĐB Chi cho rằng nên quy định theo hướng trẻ khi sinh ra bên cạnh đăng ký khai sinh vẫn đăng ký thông tin nhân dạng vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp số định danh cá nhân, đến 14 tuổi sẽ cấp bổ sung các thông tin như ảnh, dấu vân tay và cấp thẻ Căn cước công dân với số định danh đã có, thay vì cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi.

“Quy định như vậy tạo điều kiện quản lý dữ liệu dân cư quốc gia từ khi con người sinh ra đến khi mất đi mà không tốn kém nhiều về kinh phí”, ĐB này lý giải.

ĐB Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) cũng cho rằng, việc cấp đổi thẻ Căn cước công dân theo độ tuổi rất tốn kém cho xã hội nên cần quy định thời hạn cố định phải đổi thẻ Căn cước công dân. Về vấn đề thu phí đối với việc cấp thẻ Căn cước công dân, ông Phương kiến nghị không thu lệ phí cấp, đổi thẻ Căn cước công dân vì “đây là phương tiện để Nhà nước quản lý công dân”, mà chỉ thu phí trong trường hợp công dân làm mất thẻ Căn cước công dân hoặc làm rách, nát.

Trường Sơn
 

Ý kiến bạn đọc
 

MINH TRÍ - 14 giờ trước
Việc quy định cấp thẻ Căn cước công dân từ khi công dân sinh ra để thay thế cho việc sử dụng giấy khai sinh là không thực tế, vì các em mới sinh ra còn quá nhỏ nếu có cấp thẻ căn cước thì sau này cũng phải cấp lại vì khuôn mặt từ nhỏ đến lớn sẽ thay đổi rất lớn, không lẽ phải lăn tay dùm cho các em, vì vậy khi các em mới sinh ra nên cấp giấy khai sinh như hiện nay là phù hợp, khi nào đến tuổi vị thành niên từ 14 hay 15 tuổi trở lên mới cấp thẻ căn cước. 

Nếu luật căn cước được Quốc hội thông qua thì cơ quan Công an sẽ thay thế hàng loạt thẻ chứng minh thư nhân dân đã cấp cho công dân trong nhiều năm qua, có thể có trên 60 triệu công dân phải đổi lại thẻ, rõ ràng đây là sự tốn kém rất lớn cho xã hội, điều đó có thật sự cần thiết hay không ? Từ trước đến nay người dân đã quen việc sử dụng Chứng minh nhân dân nay quy định phải đổi tên bằng Thẻ căn cước thực tế cũng không thay đổi về bản chất, do vậy đề nghị các vị Đại biểu Quốc hội nghiên cứu thay Dự thảo Luật căn cước mà hiện nay Quốc hội chuẩn bị thông qua được đổi tên là Luật chứng minh thư nhân dân là phù hợp. 
MINH TRÍ 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay3,802
  • Tháng hiện tại69,863
  • Tổng lượt truy cập41,137,666
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây