Đề nghị trục xuất người di cư bất hợp pháp

Thứ hai - 25/03/2013 09:58 1.208 0
“Chính phủ cũng cho rằng sẽ giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp bằng giải pháp kinh tế-xã hội mà không giải quyết bằng Luật Cư trú để hợp pháp hóa” - Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ phát biểu trong phiên họp của Ủy ban TVQH chiều qua (21.3).
Theo ông Ngọ, điều này là “không thể chấp nhận được” và biện pháp mà ông đưa ra là “trục xuất chẳng hạn”.

Không thể chấp nhận được

Dù Luật Cư trú không có quy định đối với những trường hợp di cư bất hợp pháp, tuy nhiên, cả Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đã đề cập đến thực trạng này. Nói mình là người “thường xuyên đi miền núi”, ông Ksor Phước phản ánh tình trạng có huyện có tới 4,5 vạn dân cư do nhập cư bất hợp pháp, do di cư tự do đến, do đó “cần nghiên cứu kỹ để xử lý tình huống này”, bởi “giờ có cơ hội điều chỉnh thì chúng ta lại không làm”.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ khẳng định: Vấn đề di cư tự do đến ở bất hợp pháp thì không thể cấp hộ khẩu.

Nhắc lại quan điểm của Chính phủ “Giải quyết (di cư tự do và nhập cư bất hợp pháp) bằng giải pháp KTXH mà không giải quyết bằng Luật Cư trú để hợp pháp hóa”, ông Ngọ cho rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được và biện pháp đưa ra là “trục xuất chẳng hạn”.

Con cháu không được nhập khẩu về với ông bà

So với Luật Cư trú cũ, luật sửa đổi bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình, nhưng người này thực tế không cư trú tại chỗ ở đó hoặc để trục lợi”.

Trả lời chất vấn của Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai về vấn đề trục lợi, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nêu hàng loạt dẫn chứng. Theo đó, thậm chí còn những trường hợp lệnh truy nã, trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương được cho tạm trú nhằm thu tiền mà không ở. Hay tình trạng “Hiện có trên 1.000 xe của Việt kiều hồi hương nhưng không về nước, nhưng qua việc nhập hộ khẩu đăng ký xe để bán nhằm trục lợi, trốn thuế ”.

Xung quanh các quy định xác nhận phải có công chứng, cấm cháu nhập hộ khẩu về với ông bà, nhiều ĐBQH tỏ ý băn khoăn. Trưởng ban Công tác đại biểu QH Trần Thị Nương cho rằng: Pháp luật không thể gây khó khăn cho công dân, phải để con cháu về ở với ông bà nếu họ có nhu cầu, kể cả bố mẹ vẫn còn tình trạng hôn nhân tốt.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nói nếu bỏ quy định này “sẽ ảnh hưởng rất lớn”. Chẳng hạn vấn đề đáp ứng nhu cầu học hành, giáo dục sẽ  không đủ với những người có hộ khẩu ở các quận nội thành...

Hôm nay (22.3), phiên họp thứ 16 của UBTVQH sẽ bế mạc sau khi tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT và Chánh án TAND Tối cao.

Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ - 22/03/2013 09:13

TRỤC XUẤT NGƯỜI DI CƯ BẤT HỢP PHÁP CẦN SỬA ĐỔI BỔ SUNG TRONG LUẬT CƯ TRÚ

Trong nhiều năm qua các tỉnh miền núi tây nguyên tình trạng dân di cư tự do ồ ạt vào địa bàn, nhưng chính quyền địa phương hầu như bất lực không có biện pháp giải quyết để ổn định dân di cư tự do.

Theo phản ánh của lãnh đạo các địa phương, những nguyên nhân, tồn tại chính trong quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Tây Nguyên là tình trạng tăng nhanh dân số cơ học, nhất là di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn lên tài nguyên rừng, do không có đất để sản xuất canh tác nên người dân xâm lấn, phá rừng để lấy đất trồng các loại cây công nghiệp, nông sản có giá trị cao.

Theo báo cáo về thực trạng quản lý, bảo vệ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, tổng diện tích rừng toàn khu vực khoảng 2,85 triệu ha, độ che phủ là 51,3%.

Tuy nhiên, kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 2012, diện tích rừng có trữ lượng còn 1,8 triệu ha, độ che phủ 32,4%.

Những năm qua, sụt giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên diễn ra ở mức độ cao, bình quân hàng năm mất 25.737 ha.

Nguyên nhân chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng rừng, xây dựng các công trình thủy điện và bị người dân khai thác, chặt phá trái pháp luật.

Vấn đề dân di cư bất hợp pháp là việc hệ trọng đã để lại nhiều hậu quả hệ lụy về mặt xã hội, địa phương không thể nào đáp ứng các nhu cầu sinh họat đời sống như điện, đường, trường học. trạm y tế để phục vụ người dân.

Thậm chí còn những trường hợp có lệnh truy nã, trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương nơi ở cũ và được cho tạm trú tại nơi ở mới, sau đó được hợp thức hóa nhập hộ khẩu thường trú. Có những trường hợp trên một số người được địa phương tín nhiệm giữ những chức vụ quan trọng như Thôn trưởng, Trưởng công an xã vv…

Đến khi Ngành công an phát hiện những người này có lệnh truy nã thì người dân mới biết được. Ngày 14/3, tại Đắk Lắk, Hội nghị bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên đã diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đã chỉ đạo: Các địa phương tăng cường quản lý đất lâm nghiệp theo hướng kiểm tra, rà soát, lập biên bản thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép, cương quyết tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng.

Phân loại, đánh giá rõ vai trò từng loại rừng, từng khu vực để có mục tiêu rõ ràng, khả thi trong xác định diện tích và chất lượng phát triển bền vững. Với tinh thần chỉ đạo trên để cho đồng bộ, kiến nghị trục xuất người di cư bất hợp pháp về lại nơi ở cũ và chính quyền địa phương nơi đó có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho người dân là phù hợp.

Do vậy cần sớm đổi bổ sung trong Luật cư trú là hết sức cần thiết. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Lao động

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,631
  • Tổng lượt truy cập41,235,232
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây