“Xẻ thịt” vườn quốc gia

Thứ hai - 25/03/2013 09:56 1.448 0
Trong một thời gian dài, khoảng 50 ha rừng pơmu đặc dụng có tuổi thọ hàng trăm năm tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã bị lâm tặc đốn hạ

Khu rừng bị lâm tặc chặt phá ở 2 Tiểu khu 198 (xã Hòa Hải, huyện Hương Khê) và 204 (xã Hương Điền, huyện Vũ Quang).

Bắt giữ 7 người, phạt 97 triệu đồng

Ông Đào Huy Phiên, Giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, cho biết ngày 17-12-2012, Trạm Kiểm lâm Sao La (VQG Vũ Quang) phát hiện nhiều người dân chặt phá rừng pơmu tại xã Hương Điền, huyện Vũ Quang và xã Hòa Hải, huyện Hương Khê để lấy gỗ. Một nhóm 7 người ở tỉnh Quảng Bình đã bị lực lượng kiểm lâm bắt giữ và xử phạt hành chính 97 triệu đồng.
 
“Kiểm tra thực tế cho thấy khoảng 50 ha rừng pơ mu đã bị chặt, một khối lượng lớn gỗ được cưa xẻ và vứt ngổn ngang trong rừng” - ông Phiên nói.
 
Những cây gỗ quý bị lâm tặc chặt phá để ngổn ngang trong rừng thuộc Vườn Quốc gia Vũ Quang

Theo ông Nguyễn Quang Hào, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vũ Quang, thời điểm rừng bị chặt phá diễn ra từ khoảng tháng 11 đến tháng 12-2012. Khi có thông tin rừng bị phá, Hạt Kiểm lâm huyện Vũ Quang đã phối hợp VQG Vũ Quang tiến hành kiểm tra. Tại khu vực Tiểu khu 204, 62 cây pơmu lớn đã bị chặt với số lượng khoảng 143 m3 khối gỗ. “Đây là rừng pơmu có tuổi thọ hàng trăm năm” - ông Hào cho biết.

Đùn đẩy trách nhiệm

Lâm tặc phá rừng thuộc VQG Vũ Quang trong suốt thời gian dài khiến dư luận đặt nghi vấn có hay không việc tiếp tay cho lâm tặc của lực lượng kiểm lâm nơi đây.

Ông Đào Huy Phiên thừa nhận: “Để xảy ra tình trạng rừng bị tàn phá, ngoài trách nhiệm chính của VQG Vũ Quang thì lực lượng kiểm lâm các huyện Vũ Quang và Hương Khê cũng có một phần trách nhiệm”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc có hay không tình trạng kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc phá rừng và tuồn gỗ ra ngoài, ông Nguyễn Quang Hào khẳng định: “Gỗ bị đưa ra khỏi rừng không phải qua địa bàn xã Hương Điền, huyện Vũ Quang mà chủ yếu qua địa bàn xã Hòa Hải, huyện Hương Khê”.
 
Không đồng ý với quan điểm trên, ông Nguyễn Sỹ Lương, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê, cho rằng gỗ vận chuyển đi đâu, qua địa bàn xã nào thì cần chờ kết luận cuối cùng của đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh.

Bắt vụ chở gỗ lậu quý hiếm

Ngày 24-3, Công an huyện Bù Đốp - Bình Phước đã bàn giao 2 phách gõ đỏ (loại quý hiếm) với số lượng 0,864 m3 để Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, chiều 23-3, qua nguồn tin của người dân, lực lượng chức năng huyện Bù Đốp phát hiện một ô tô chở số gỗ nói trên lưu thông trên địa bàn ấp 1, xã Thanh Hòa. Qua kiểm tra, tài xế Nguyễn Thái Hà không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng và cho biết chở thuê cho một người tên Nguyễn Tiến Thịnh, ngụ ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh - Bình Phước.
T.Tiến

Lập đoàn kiểm tra xử lý sai phạm

Liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng tại VQG Vũ Quang, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, gồm: Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm, công an, biên phòng và VQG Vũ Quang để xác định lại chính xác diện tích, khối lượng rừng đặc dụng bị chặt phá, từ đó có căn cứ xử lý cá nhân và tập thể liên quan.

Bài và ảnh: HẢI VŨ
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    2Thích  disagree0
    25/03/2013 10:42

    KHÔNG THỂ CÓ TÌNH TRẠNG GIÁM ĐỐC KIÊM HẠT TRƯỞNG HẠT KIỂM LÂM VƯỜN QUỐC GIA VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI - Tại sao tình trạng lâm tặc cứ tiếp tục hoành hành chặc phá rừng, vận chuyển gỗ một cách trái phép ngang nhiên xảy ra ở hầu như các tỉnh có rừng , mặc dù các địa phương đều có phương án quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, quản lý kiểm tra của ngành kiểm lâm nhưng vẫn không hiệu quả . Người ta đặt dấu hỏi cây gổ chứ đâu phải cây kim sợi chỉ đâu mà giấu được? Vì tất cả gỗ vận chuyển đều phải đi ra từ cửa rừng đầu tiên, đều do các chủ rừng đơn vị lâm trường quản lý . Như vậy làm sao để đi được ? Qua tìm hiểu của nhiều hộ dân đang sinh sống ở khu vực bên ngoài cửa rừng, dân có nhu cầu đi lấy gỗ khi vận chuyển ra khỏi cửa rừng chỉ cần bồi dưỡng cho nhân viên gác cửa rừng , tùy theo loại xe lớn hay nhỏ vận chuyển gỗ nhiều hay ít hai bên tự thỏa thuận mức bồi dưỡng, rồi được vận chuyển ra ngoài cửa rừng . Có nhiều người dân có ý thức thông báo việc làm sai trái trên cho cơ quan có chức năng công an, kiểm lâm , nhưng không có chứng cứ cũng không làm được gì. Trường hợp như các vườn quốc gia quản lý rừng nguyên sinh có rất nhiều gỗ quý , có bộ máy quản lý của vườn quốc gia, bên cạnh đó còn có Hạt kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ quản lý rừng của vườn quốc gia, nhưng gỗ vẫn tiếp tục bị chặt phá vận chuyển gỗ ngang nhiên . Thực tế đã xảy ra rất nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên của các tỉnh, đã được phóng viên báo chí phản ánh, nhiều vụ đã phát hiện vận chuyển gỗ quý với số lượng lớn , do cán bộ kiểm lâm của vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên tiếp tay với lâm tặc , đã bị các cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, như vụ kiểm lâm tiếp tay lâm tặc tàn phá hàng ngàn cây nghiến cổ thụ tại khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang tỉnh Hà Giang , vụ phá rừng phòng hộ tại tỉnh Gia Lai vv... Các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên do các bộ ngành trung ương quản lý, thì cơ chế tổ chức hiện nay phó giám đốc vườn quốc gia lại kiêm Hạt trưởng hạt kiểm lâm của vườn , Hạt trưởng do đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn bổ nhiệm , không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Kiểm lâm địa phương. Có thể do cơ chế trên nên có điều kiện dễ xảy ra tiêu cực? Hiện nay có những khu rừng ở gần khu vực biên giới của các tỉnh miền núi Tây Nguyên, đi vào cửa rừng rồi lại phải đi qua nhiều Đồn biên phòng , khi qua Đồn phải xuất trình giấy tờ tùy thân có lý do mới vào được , nhưng gỗ của bọn lâm tặc vẫn đi được . Để có thể khắc phục tình trạng chặt phá rừng hiện nay, cần thiết các bộ ban ngành cấp trên có văn bản chỉ đạo các địa phương, trong việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị chủ rừng, kiểm lâm , công an , biên phòng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành tham gia , đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái , bảo vệ sự sống cho con người . Thực hiện quy chế trên cần phải xây dựng ngay chốt tại các trạm cửa rừng, có lực lượng phối hợp của các ngành trên tham gia tăng cường ở đây , thường xuyên công tác kiểm tra các đơn vị khai thác gỗ tự nhiên được cấp phép, và các phương tiện vận chuyển gổ ra cửa rừng, phát hiện xử lý ngay các đối tượng có hành vi lấn chiếm đất rừng vào mục đích khác như trồng trọt, làm nhà trái phép, kiên quyết trục xuất ra khỏi cửa rừng. Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý các tình huống trên và có chế độ bồi dưỡng xứng đáng cho các lực lượng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng . Đối với các vườn quốc gia trực thuộc trung ương, nên tách chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa bộ máy quản lý vườn quốc gia và hạt kiểm lâm của vườn . Cơ quan hạt kiểm lâm của vườn quốc gia nên trực thuộc chi cục kiểm lâm của địa phương, và do địa phương bổ nhiệm hạt trưởng. Đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm gíam đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho người dân sống ở gần rừng, giao đất giao rừng tham gia quản lý bảo vệ rừng, nhất là chế khóan bảo vệ rừng hiện nay còn quá thấp, không đảm bảo cuộc sống cho người tham gia bảo vệ rừng, đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu thay đổi chế độ khóan bảo vệ rừng hiện nay cho phù hợp, sớm ban hành để thực hiện. Về lâu dài Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm sửa đổi bổ sung luật quản lý bảo vệ rừng , làm sao mang tính răn đe nghiêm khắc đối với các đối tượng lâm tặc chặt phá rừng, vận chuyển gổ trái phép; đối tượng lấn chiếm đất rừng khai hoang trái phép để sản xuất dù một tấc đất rừng , tự ý làm nhà trái phép, phải được xử lý hình sự. Chớ hiện nay các hành vi đó chỉ được xử lý hành chính, nên không mang lại hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng như mong muốn. MINH TRI

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,932
  • Tháng hiện tại63,139
  • Tổng lượt truy cập41,347,339
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây