Đi tìm mô hình ứng dụng CNTT hiệu quả tại các Sở Tài chính

Thứ sáu - 19/08/2011 00:25 1.592 0

Triển khai CNTT ngành Tài chính

Triển khai CNTT ngành Tài chính
(eFinance) - (Tạp chí Tài chính Điện tử số 83 ngày 15/5/2010) - Trong hệ thống các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, xét về mặt bằng ứng dụng CNTT thì khối các Sở Tài chính đang "bị" đánh giá là yếu nhất khi so với các cơ quan Thuế, Kho bạc, Hải quan trên cùng địa bàn.
uy nhiên, trên thực tế vẫn có những đơn vị tài chính thực sự nổi trội về triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, mà chúng ta hoàn toàn có thể lấy làm hình mẫu để nhân rộng mô hình cho các sở tài chính trên toàn quốc.Những mô hình mẫu?

được đánh giá là một trong những "điểm sáng" về triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính, những năm qua, Sở Tài chính Hưng Yên đã mạnh dạn trang bị máy móc, trang thiết bị CNTT đồng bộ, hiện đại từ cơ quan văn phòng Sở đến phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố và bộ phận kế toán xã, phưọng, thị trấn. Do thiết bị CNTT có đặc tính khấu hao vô hình nhanh nên Sở cũng đã chủ động xây dựng chương trình cũng như định hướng về thông số kỹ thuật để các đơn vị trong hệ thống ngành chủ động trong mua sắm, trang bị.
Hệ thống máy chủ, mạng LAN, máy trạm của Sở thưọng xuyên được nâng cấp, cải tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, các thiết bị chuyên phục vụ cho ứng dụng chuyên ngành đã được quan tâm đầu tư. Phòng máy chủ của Sở xây dựng đạt tiên chuẩn an toàn, kỹ thuật.
Hệ thống máy của Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố, hạ tầng kết nối giữa Sở và phòng Tài chính luôn được duy trì đảm bảo thông suốt, hệ thống vận hành tốt.
Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng tại ngày "ra quân" triển khai thí điểm hệ thống TABMIS.
 
 
Bên cạnh đó, Sở cũng đã triển khai đầy đủ và có hiệu quả các phần mềm ứng dụng do Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cung cấp, chuyển giao, qua đó đã thực sự giúp cho công tác quản lý tài chính ngân sách, giá cả đạt hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, góp phần quan trọng vào tiến trình đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia.
Sở cũng đã thành lập Phòng Tin học và Thống kê tài chính nhằm chuyên môn hóa việc triển khai các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Tài chính; chú trọng trong công tác đào tạo cập nhật kiến thức về CNTT cho cán bộ công chức nói chung và cán bộ làm công tác CNTT nói riêng; cử cán bộ tham gia đầy đủ các đợt tập huấn chuyên môn về CNTT do Bộ Tài chính triệu tập.
Hàng năm, Sở cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, cập nhật sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý chuyên ngành cho cán bộ các Phòng Tài chính - Kế hoạch, cán bộ kế toán các đơn vị dự toán và cán bộ kế toán xã, phưọng, thị trấn...
Cũng được đánh giá là đơn vị ứng dụng CNTT ngành Tài chính khá bài bản, ngay từ năm 2003, Sở Tài chính Hải Phòng đã đầu tư trang thiết bị máy vi tính, máy in cho toàn bộ 223 xã, phưọng, thị trấn trên toàn địa bàn với ứng dụng phần mềm Kế toán ngân sách xã và các ứng dụng tin học văn phòng khác đi kèm. Sở Tài chính Hải Phòng cũng đã ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách Oracle cho Văn phòng Sở và trang bị hệ thống máy chủ ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách Oracle cho 14 Phòng Tài chính - Kế hoạch các quận huyện thống nhất trên toàn địa bàn.
Tháng 4/2009, Sở Tài chính Hải Phòng đã triển khai thí điểm thành công ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) cho toàn bộ Văn phòng Sở và 14 phòng Tài chính - Kế hoạch các quận huyện…
Kinh nghiệm cần nhân rộng

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Tài chính điện tử, bà Lê Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng cho biết, khi triển khai tập huấn phần mềm Kế toán ngân sách xã, hầu hết kế toán các xã, phưọng, thị trấn lần đầu tiên được tiếp xúc với máy vi tính, trình độ nghiệp vụ không đồng đều, trong khi phải thay đổi toàn bộ hình thức nghiệp vụ kế toán khi ứng dụng phần mềm kế toán thay thế cho công tác kế toán thủ công trước đây.
Hiểu rõ thực trạng này, Sở Tài chính Hải Phòng đã phối hợp với các cán bộ giảng dạy của Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) xây dựng một chương trình tập huấn đặc biệt, phù hợp cho các đơn vị bằng cách phân loại đối tượng tập huấn theo các đợt khác nhau: đợt 1, chọn ra 1/3 số kế toán là cán bộ có năng lực, nắm chắc nghiệp vụ để tổ chức đào tạo, tập huấn. Kết thúc thời gian tập huấn, Ban Tổ chức lớp học ra bài kiểm tra và tổ chức chấm điểm, kế toán viên nào đạt đủ tiêu chuẩn ứng dụng được phần mềm thì được trang bị 1 bộ máy vi tính, máy in ứng dụng phần mềm Kế toán ngân sách xã sử dụng ngay cho đơn vị mình, kế toán nào chưa đạt đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được tham gia vào các lớp tiếp theo đến khi có thể ứng dụng thành thạo phần mềm. Sau đó Ban Tổ chức lớp học đánh giá, rút kinh nghiệp tổ chức tập huấn đợt 2 và đợt 3 cho toàn bộ các xã, phưọng thị trấn còn lại.
Với mục tiêu tất cả kế toán viên của các xã, phưọng, thị trấn phải sử dụng thành thạo phần mềm Kế toán ngân sách xã và thống nhất quản lý đồng bộ toàn địa bàn, Sở Tài chính Hải Phòng đã thành lập một đội hỗ trợ nghiệp vụ và xử lý sự cố thiết bị bao gồm cán bộ nghiệp vụ Sở Tài chính và Phòng Tài chính - Kế hoạch từng quận, huyện, hỗ trợ bằng các hình thức sử dụng phần mềm điều khiển từ xa (PCAnywhe-re), qua điện thoại và hỗ trợ trực tiếp tại đơn vị.
Bên cạnh đó, hàng năm, Sở Tài chính đều duy trì tổ chức các lớp tập huấn lại, cập nhật nâng cấp phần mềm Kế toán ngân sách xã cho các đơn vị trực thuộc.
Vẫn chuyện "thu nhập thấp, thiếu nhân lực cao"

Việc thiếu nhân lực CNTT chất lượng cao lâu nay luôn là bài toán khó giải đối với các cơ quan Nhà nước và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thu nhập của người làm công tác CNTT ở các cơ quan nhà nước còn quá thấp, có sự chênh lệch lớn so với ở khối các doanh nghiệp.
Ông Lê Thanh Ngọc - Giám đốc Sở Tài chính Hưng Yên "ngậm ngùi": Với cơ chế tuyển dụng như hiện nay thì rất khó tuyển được cán bộ CNTT có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của ngành trong giai đoạn tới. Hơn nữa về thu nhập và chế độ đãi ngộ, cán bộ CNTT ngay trong ngành tài chính cũng còn có sự chênh lệch khác biệt đáng kể, lấy ví dụ như cán bộ CNTT của cơ quan tài chính các cấp thì không được hưởng cơ chế gì, trong khi ở các đơn vị ngành dọc như Thuế, Kho bạc đều có chế độ bồi dưỡng hàng tháng cho cán bộ CNTT.
Theo ông Ngọc, Bộ Tài chính cần sớm ban hành quy chế về phương thức tính phụ cấp theo chức danh, nhiệm vụ cho cán bộ CNTT thống nhất trong toàn hệ thống ngành (có thể quy định mức phụ cấp cụ thể tương ứng với từng nhiệm vụ như quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu…) để giảm dần sự bất hợp lý về thu nhập giữa các cán bộ CNTT trong cùng ngành Tài chính.
Bên cạnh các vướng mắc về nguồn nhân lực, một số đại diện Sở Tài chính khác còn phản ánh những khúc mắc, bất cập liên quan tới ứng dụng CNTT như: ở Sở Tài chính Thanh Hóa, do phần mềm dùng chung trong quản lý và báo cáo tài chính ngân sách của địa phương chưa đồng bộ nên thực hiện chưa thống nhất. Trong khi Luật Ngân sách Nhà nước quy định hệ thống ngân sách có Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, Sở Tài chính phải báo cáo tình hình hoạt động Ngân sách địa phương hàng năm về Bộ Tài chính và UBND tỉnh, nhưng để cập nhật thu chi Ngân sách địa phương từ xã đến tỉnh đến nay vẫn phải tổng hợp từ biểu giấy, chưa có phần mềm cập nhật qua mạng, do đó việc lập báo cáo vừa chậm vừa dễ xảy ra sai sót, không chính xác…
Có thể nói, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại hệ thống các Sở Tài chính hiện nay không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của chính đơn vị tại địa phương, mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chung, thống nhất của toàn ngành Tài chính. Do đó, việc nâng cấp, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hệ thống CNTT tại các Sở Tài chính nhằm bắt kịp các hệ thống tài chính khác của ngành đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn ngành, trong đó đòi họi cả sự nỗ lực từ phía địa phương, sự tích cực, chủ động triển khai CNTT từ phía mỗi đơn vị sở Tài chính. Những mô hình ứng dụng hiệu quả, thành công, phục vụ đắc lực cho chuyên môn nghiệp vụ của các sở Tài chính cũng cần được sớm đúc rút kinh nghiệm, trở thành những điển hình để nhân rộng trên toàn quốc.
Giai đoạn 2008 - 2009, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính đã tập trung triển khai thí điểm ứng dụng CNTT phục vụ nhiệm vụ quản lý tài chính của cơ quan tài chính địa phương và Bộ Tài chính. Việc triển khai thí điểm đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tại công văn thông báo danh mục dự toán đầu tư ứng dụng CNTT cho cơ quan tài chính địa phương số 15315/BTC-TVQT ngày 16/12/2008.
Phạm vi triển khai thí điểm gồm 12 tỉnh/thành phố: Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, đắk Lắk, Lâm đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang.
Phạm vi triển khai giai đoạn 2 gồm 18 tỉnh/thành phố: Hà Nam, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình định, Quảng Ngãi, đà Nẵng, Long An, Bến Tre.
Nội dung triển khai bao gồm:

- Tại Sở Tài chính (STC): Cung cấp, lắp đặt máy chủ và thiết bị lưu điện; Cung cấp bản quyền phần mềm hệ điều hành cho máy chủ; Cung cấp bản quyền phần mềm diệt Virus và cài đặt, triển khai; Tập huấn, chuyển giao công nghệ.
- Tại Phòng Tài chính (PTC): Cung cấp, lắp đặt máy chủ và thiết bị lưu điện; Cung cấp bản quyền phần mềm hệ điều hành cho máy chủ; Cung cấp bản quyền phần mềm diệt Virus và cài đặt, triển khai; đối với các PTC chưa có mạng nội bộ: Triển khai 16 nút mạng/PTC, riêng PTC thị xã/thành phố triển khai 23 nút, việc bố trí nút mạng theo yêu cầu của lãnh đạo PTC; Triển khai trực tiếp các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ cho từng PTC (bao gồm: quản lý ngân sách mới, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản và quản lý giá).
Lắp đặt thiết bị, tập huấn và triển khai phần mềm cho PTC:

Thiết bị lắp đặt tại các PTC gồm: 01 Máy chủ HP ML350G5, 01 UPS Santak 2KVA, 01 tủ mạng, 01 Switch Cisco CE500 và các thiết bị mạng khác.
- Máy chủ của PTC được cài hệ điều hành Windows Server 2008 (có bản quyền) theo mô hình WorkGroup, cài dịch vụ DHCP để cấp địa chỉ IP động cho các máy trạm trong mạng nội bộ.
- Mỗi người sử dụng trong mạng có một tài khoản vào mạng (User name và Password).
- Phần mềm Antivirus TriendMicro: Cài đặt phiên bản Server trên máy chủ và phiên bản Client trên các máy trạm. Việc cập nhật bản nâng cấp Virus được thực hiện bằng một trong hai cách: Cách 1, cập nhật trực tiếp từ hãng TrendMicro nếu PTC có kết nối ADSL; Cách 2, cập nhật thông qua máy chủ Antivirus Server tại STC (khi hệ thống truyền thông giữa STC và PTC được triển khai).
- UPS Santak 2KVA thiết lập chế độ lịch tắt, bật tự động trong giọ hành chính, trừ các ngày lễ và ngày nghỉ.
- Các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ Tài chính sẽ được tập huấn và triển khai trực tiếp cho các PTC ngay khi Cục Tin học và Thống kê tài chính nghiệm thu việc lắp đặt, triển khai thiết bị.
- Nội dung tập huấn khi triển khai thiết bị tại các PTC gồm: quy trình cài đặt máy chủ, hướng dẫn sử dụng mạng, quản trị phần mềm diệt Virus.
Theo kế hoạch, trong năm 2010, Cục Tin học và Thống kê tài chính sẽ tiếp tục triển khai 33 tỉnh/ thành phố còn lại, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức tin học chuyên sâu cho cán bộ làm công tác tin học tại các Sở Tài chính nhằm vận hành, quản trị tốt hệ thống CNTT tại đơn vị...
 

Nguồn tin: Tạp chí Tài chính điện tử

 Tags: tài chính
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay2,387
  • Tháng hiện tại49,885
  • Tổng lượt truy cập41,230,486
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây