Trả lời:
So với Nghị định 89/2002/Nđ-CP, Nghị định 51/2010/Nđ-CP có 06 điểm mới cơ bản, cụ thể như sau:
1. Về thuật ngữ sử dụng:
Nghị định giải thích một số khái niệm cụ thể về các thuật ngữ sử dụng như: tạo hoá đơn, khởi tạo hóa đơn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, các quy định về tự in, đặt in hóa đơn…
2. Về đối tượng tự in, đặt in và mua hóa đơn:
Nghị định đã trao quyền tự chủ cho cơ sở kinh doanh bằng việc thay vì mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh được thành lập dưới hình thức là doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử (nếu đủ điều kiện) hoặc tự đặt in hóa đơn. Kể từ ngày 01/01/2011 Cơ quan thuế không bán hóa đơn cho cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp (riêng doanh nghiệp siêu nhọ; doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hoá đơn tự in nếu có yêu cầu mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tiếp tục mua đến 31/12/2011)
3. Về loại và hình thức hoá đơn:
Loại hóa đơn: Nghị định quy định cụ thể các loại hoá đơn gồm hoá đơn xuất khẩu (là hoá đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan ), hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các loại hoá đơn khác;
Hình thức hoá đơn: gồm hoá đơn tự in, hoá đơn điện tử, hoá đơn đặt in. Trong đó :
a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;
b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do Cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.
Cùng với sự phát triển của quá trình tin học hóa, hiện đại hóa và giao dịch điện tử thì việc quy định hóa đơn điện tử sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong phát triển các giao dịch kinh tế. Hóa đơn xuất khẩu đã được sử dụng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng lại chưa được quy định chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật về hóa đơn. Việc quy định hóa đơn xuất khẩu tại Nghị định 51/2010/Nđ-CP nhằm công nhận tính hợp pháp của hóa đơn xuất khẩu do doanh nghiệp lập và thay thế cho hoá đơn GTGT khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
4. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in:
để giảm bớt sự tập trung quản lý hóa đơn, Nghị định quy định các Cục thuế chỉ đặt in hóa đơn để bán, cấp cho một số đối tượng không phải là doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố thuộc Cục thuế quản lý.
5. Về việc cơ sở kinh doanh được uọ· nhiệm lập hoá đơn:
để chủ động và thuận tiện cho các cơ sở kinh doanh trong bán hàng hóa dịch vụ, quá trình vận chuyển hàng đi đường … Nghị định quy định tổ chức, cá nhân bán hàng có uọ· nhiệm bán hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác, được uọ· nhiệm lập hoá đơn cho tổ chức, cá nhân nhận uọ· nhiệm khi bán hàng hoá, dịch vụ.
6. Về các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt:
Quy định chi tiết các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt phù hợp với các Luật và Pháp lệnh hiện hành, đảm bảo rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện giảm bớt các vướng mắc, tranh chấp trong thực thi.