định giá xăng, giá điện sẽ vi phạm cam kết WTO?

Thứ tư - 11/04/2012 23:59 1.144 0
Trong phiên thảo luận dự thảo Luật Giá có nhiều đại biểu cho rằng nên đưa điện và xăng dầu thành phẩm vào danh sách hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá để tránh gây biến động.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu khác lại cho điều này sẽ mâu thuẫn với chủ trương phát triển kinh tế thị trường và vi phạm cam kết WTO.
                        
Ngày 11/4, ủy ban Thưọng vụ Quốc hội (QH) đã có phiên thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo Luật Dự trữ quốc gia, Luật Giá và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
đối với dự thảo Luật Giá, ngay cả ban soạn thảo là Bộ Tài chính và cơ quan thẩm tra là ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH vẫn còn lấn cấn về danh mục hàng bình ổn giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Theo dự thảo này, mặt hàng sắt thép, xi măng được "mạnh dạn" đưa ra khơi danh sách các mặt hàng bình ổn giá với lý do nguồn cung sắt thép, xi măng hiện nay đã vượt cầu, ít có khả năng biến động lớn về giá và nguồn cung trong thời gian tới. Dự thảo cũng đưa mặt hàng điện và xăng dầu thành phẩm vào danh sách hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá để tránh gây biến động đến sản xuất kinh doanh và đọi sống của người dân, bảo đảm công khai, minh bạch tạo điều kiện cho công tác quản lý và thực thi.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu khác lại cho rằng quy định như vậy sẽ mâu thuẫn với chủ trương phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam và vi phạm cam kết WTO.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói cần cân nhắc kỹ vấn đề này vì trong cơ chế quản lý giá, Bộ Tài chính vừa ban hành quy định đăng ký giá đã bị các Phòng Thương mại châu Âu và một số tổ chức quốc tế phản ứng rất gay gắt, cho rằng như vậy là đi trái với nguyên tắc thị trường, đi ngược thông điệp đổi mới của Việt Nam và trái với Luật Doanh nghiệp vì luật này cho phép doanh nghiệp được quyền định giá.
"Tất cả các phòng thương mại phản ứng rất mạnh về cơ chế đăng ký giá nhưng chung quy lại chủ yếu là phản ứng của doanh nghiệp sữa. Nhưng họ không chỉ ra được đã vi phạm điều khoản nào của WTO". Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu trấn an như thế và cho rằng quy định này là phù hợp với luật chuyên ngành. Hơn nữa, điện và xăng dầu là ngành độc quyền, riêng lĩnh vực điện chỉ có Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ nên Nhà nước phải định giá để kiểm soát, quản lý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa không đồng tình với quan điểm này. Theo bà Thoa, trong các cam kết quốc tế, không có điều khoản nào quy định Việt Nam không được định giá nhưng không nên để Nhà nước định giá điện và giá xăng dầu để thuận theo cơ chế thị trường. Nếu cần thiết, chỉ nên để ở danh mục hàng hóa cần bình ổn giá.
đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển chỉ ra căn cứ lập danh mục Nhà nước định giá gồm sử dụng ngân sách nhà nước, tính độc quyền và tính thiết yếu của hàng hóa, dịch vụ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, đại diện cơ quan soạn thảo, thì làm rõ lại khái niệm định giá gồm định giá chính thức, định giá sàn - trần, và định giá khung.
Theo ông Hiển và ông Hiếu thì điện và xăng dầu, tuy có lộ trình giá theo cơ chế thị trường, nhưng trong bối cảnh hiện tại, tính độc quyền trong sản xuất và phân phối các mặt hàng này vẫn còn cao nên Nhà nước vẫn cần "cầm cương" về giá.
Ông Hiển cho biết "kể cả định giá cũng phải căn cứ trên các yếu tố thị trường như chất lượng hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường, khả năng chi trả của người tiêu dùng, khả năng cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ tương tự của nước ngoài…".
Dù ông Hiển nhấn mạnh quan điểm thu hẹp các danh mục này "càng gọn càng tốt", nhiều ý kiến trong Thưọng vụ vẫn lo ngại sự can thiệp của Nhà nước vào giá của một số mặt hàng sẽ làm khó cho việc vận động quốc tế công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Kết thúc phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ Tài chính và ủy ban Tài chính - Ngân sách nghiên cứu kỹ việc có nên để Nhà nước quyết định giá đối với mặt hàng xăng dầu và điện hay không. Nếu xét thấy đây là mặt hàng độc quyền, Nhà nước phải định giá thì phải có cách thức phù hợp, không làm phá vỡ kinh tế thị trường và không vi phạm cam kết quốc tế.
PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc

NÊN đƯA MẶT HÀNG Xđ‚NG DẦU Điọ†N VÀO DIọ†N NHÀ NƯỊC đỊNH GIÁ
 
Chúng ta biết các lọai mặt hàng này tác động chi phối rất lớn đến nền kinh tế ở nước ta , nếu giá điện, xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của các sản phẩm khác,như vậy giá cả hàng hóa sẽ tăng cao . Người tiêu dùng lúc nào cũng bị thiệt thòi cũng không biết kêu ai ,giá điện,  xăng dầu do các tập đòan ngành điện EVN Việt nam  và ngành kinh doanh xăng dầu quản lý  lúc nào muốn tăng ,khi đã tăng rồi không bao giọ muốn giảm. Trong thời gian vừa qua có sự quản lý của nhà nước can thiệp kịp thời,  nên thị trường nước ta tương đối ổn định, người dân rất yên tâm.  Nếu như hiện nay nhà nước không quản lý nữa , các doanh nghiệp các tập đòan đang độc quyền chiếm lĩnh thị trường các lọai mặt hàng này , thì chắc chắn sẽ thao túng thị trường, vì không ai quản lý?  Doanh nghiệp vì lợi nhuận giá cả sẽ tăng cao , người dân hiện nay đã khó khăn rồi không biết  có chịu đựng nổi không ? Chúng ta biết như nước Mỹ là một đất nước giàu có nhất thế giới, thời gian  vừa qua các tập đòan tài chính ngân hàng kinh doanh thua lỗ bị phá sản, để cứu những ngân hàng này nhà nước Mỹ cũng phải bơm tiền vào để cho các ngân hàng này tiếp tục họat động , và các ngân hàng này đã từng bước được khôi phục trở lại, từ đó nền kinh tế nước Mỹ tiếp tuc duy trì tốc độ phát triển kinh tế . Qua đó các nhà kinh tế thế giới đã nhận định,  nền kinh tế thị trường không thể không có sự can thiệp của nhà nước. đối với nền kinh tế của  nước ta,  nghị quyết  đảng ta đã xác định thực hiện  cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Như vậy việc đưa mặt hàng xăng dầu, điện vào diện nhà nước quản lý và định giá là phù hợp với tinh thần nghị quyết của đảng ta, đồng thời hiện nay các tập đòan điện, xăng dầu là của nhà nước  do vậy nhà nước phải chỉ đạo là đúng.
 
MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay4,848
  • Tháng hiện tại56,218
  • Tổng lượt truy cập41,124,021
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây