EU ủng hộ Philippines "lôi" Trung Quốc ra tòa về biển Đông

Thứ tư - 24/04/2013 05:44 1.099 0
Nghị viện châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án LHQ để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, trang Asia One đưa tin ngày 24.4.

Trong một thông báo đưa ra chiều 23.4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) nói rằng cơ quan châu Âu trên đã thông qua một nghị quyết “phê chuẩn một báo cáo vốn bao gồm sự ủng hộ của họ cho sáng kiến nhờ trọng tài phân xử của Philippines”.

EU ủng hộ Philippines “lôi” Trung Quốc ra tòa về biển Đông
Tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines hồi năm ngoái - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Albert del Rosario đã hoan nghênh sự ủng hộ của châu Âu, coi đó là một “cột mốc” trong chiến dịch của Philippines vận động sự ủng hộ quốc tế cho sáng kiến trên.

Báo cáo ngày 14.3 của Ủy ban Đối ngoại thuộc Nghị viện châu Âu về quan hệ EU - Trung Quốc cũng đã kêu gọi Trung Quốc cam kết tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế trong việc theo đuổi các mục tiêu ở hải ngoại, DFA cho biết.

Trong báo cáo, Nghị viện châu Âu kêu gọi các bên tại biển Đông giữ thái độ bình tĩnh và thúc giục họ sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp.

Viện dẫn tầm quan trọng của vai trò tuyến đường giao thương của biển Đông, Nghị viện châu Âu lo ngại về tình trạng căng thẳng đang leo thang và vì thế kêu gọi các bên “tránh có những hành động quân sự và chính trị đơn phương”.

Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào ngày 22.1 nhằm buộc Trung Quốc ngừng xâm phạm khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, cũng như vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh “nuốt” gần trọn biển Đông.

Trùng Quang

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (1)
MINH TRI
TẠI SAO BỘ NGỌAI GIAO KHÔNG SỚM ĐƯA TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA LÊN LIÊN HIỆP QUỐC
Bộ ngọai giao Philippines đã quyết định đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông ra Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ông Del Rosario ngọai trưởng Philippines phát biểu "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc". Đây là việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ quyền của quốc gia. Vì vậy Bộ ngoại giao nước ta cũng nên sớm đệ trình Liên hiệp quốc chủ quyền biển đông đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta.
Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”. Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm “diện tích lớn nhất” và “nhiều quyền lợi nhất” có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động phi pháp tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có phê duyệt thành lập Đài phát thanh và truyền hình Tam Sa, Đài truyền hình vệ tinh Tam Sa cũng như tờ Nhật báo Tam Sa. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cử tàu hải giám tuần tra phi pháp tại khu vực Hoàng Sa, ngang ngược xua đuổi 2 tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 96417 TS và QNg 96382 TS đang hoạt động bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Mới đây nhất là tàu Trung quốc bắn cháy tàu cá Việt nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đối với quần đảo Hoàng sa, Trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước Đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. Đề nghị Nhà nước ta cần có phương án về lực lượng và trang thiết bị cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngăn chặn không cho các đơn vị trúng thầu đến khai thác các lô dầu thuộc chủ quyền của nước ta và bảo vệ ngư dân của nước ta đánh cá trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền.
MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,358
  • Tổng lượt truy cập41,234,959
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây