EVN chưa đề xuất tăng giá điện

Thứ ba - 20/03/2012 02:00 1.349 0
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Việt Nam từ chối bình luận thông tin EVN lại đòi tăng giá điện nhưng ông không quên nhấn mạnh, giá điện sẽ theo thị trường từ năm 2013 và không chỉ ở mỗi Việt Nam là giá điện một chiều tăng.

Ngay sau thông tin hãy còn khá sơ lược về động thái EVN đang tính toán phương án xin tăng giá điện, ông đặng Huy Cưọng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, đến thời điểm này, Cục chưa nhận được văn bản nào của EVN về đề nghị xin tăng giá điện. Do đó, ông không thể bình luận gì về vấn đề này.

- Các chuyên gia nói cơ chế giá điện vẫn chưa minh bạch, EVN nhiều lần kêu lỗ không rõ là lỗ gì?

Ông đặng  Huy Cưọng: Theo Quyết định 24, Thủ tướng đã quy định rõ chủ trương, hàng năm Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính dựa trên báo cáo kiểm toán để thẩm định giá điện,  nếu cần, có thể thuê kiểm toán độc lập làm lại. Tháng 11/2011, Bộ cũng đã có thành lập đoàn kiểm tra giá thành điện.

Giá thành theo báo cáo kiểm toán và kết quả kiểm tra thì giá sản xuất điện là 1.180 đồng/kWh thương phẩm, trong khi giá bán là 1.064 đồng, mỗi kWh lỗ 120 đồng. Năm 2010, EVN bán 85,6 tọ· kWh và riêng năm này, EVN đã lỗ trên 10.000 tọ· đồng.

Tôi phát biểu với vai trò hiểu ngành điện rất rõ và không nói cho EVN hay ai cả, không hiểu vì sao lại có ý kiến nói không minh bạch. đây là số liệu kiểm toán Nhà nước công bố, là cơ quan cao nhất rồi thì phải tin tưởng số liệu, nếu không thì đề xuất ai làm thay?

Ông đặng Huy Cưọng (ảnh: Phạm Huyền)

- Quy định giá điện theo Quyết định 24 được điều chỉnh tự động theo 3 yếu tố biến động là chỉ có lợi cho EVN, ông có ý kiến thế nào?

Cục Điều tiết điện lực là cơ quan soạn thảo ra Quyết định 24 này. Quyết định cho phép giá điện được điều chỉnh theo sự biến động của tọ· giá, nhiên liệu, cơ cấu phát điện. đây là 3 yếu tố này là nằm ngoài kiểm soát của EVN. Rõ ràng, khi nó tăng thì phải tăng.

Trung Quốc có 6 tháng 1 lần giá điện, Hồng Kông có 4 tháng một lần tăng giá, còn Philipines 1 tháng 1 lần thay đổi giá điện. Các nước đều cho phép thay đổi giá bán điện theo yếu tố đầu vào mà các yếu tố này không phụ thuộc vào người kinh doanh sản xuất điện. Do đó, tôi cho rằng, việc quy định cho phép nguyên tắc điều chỉnh giá điện như vậy là đúng đắn.

Còn giá truyền tải điện thì vẫn là giá độc quyền, nó cũng ít bị các yếu tố biến động bên ngoài chi phối, một năm cho phép thay đổi 1 lần.

- đã có chuyên gia nêu EVN mua điện chỉ có giá chưa tới 5cent/kWh mà nếu cứ tăng giá bán lẻ, bán 10cent/kWh là không hợp lý. Các nhà đầu tư có được lợi gì hay chỉ mỗi EVN có lợi khi được tăng giá điện, có phải EVN mua rẻ và bán đắt?

Trước tiên, tôi xin nói rõ là hiện, EVN chưa bán giá điện tới 10cent/kWh, mà chỉ bán với giá 6,5 cent/kWh.

Hiện giá điện ở tất cả các nhà máy rất khác nhau. Thủy điện đừng nghĩ là rẻ, đầu tư, 1,5 triệu USD/MW, tính ra cũng đắt, giá trung bình từ 700-900 đồng/kWh, thủy điện đa mục tiêu như ở miền Trung cũng phải mua 1.200 đồng/kWh, mua điện Cà Mau cũng tới 1.400 đồng/kWh.

EVN vì điều kiện điều chỉnh đầu ra khó khăn nên họ sẽ ép giá đầu vào. Họ chặt chẽ trong đàm phán giá điện là hợp lý, cần phải hiểu cho họ.

Tôi được biết Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ cũng đã yêu cầu Cục quản lý giá, Cục Phát triển doanh nghiệp đi kiểm tra từng hợp đồng mua bán điện của EVN rồi.

Không tính lỗ ngành ngoài của EVN vào giá điện

- Vậy, các lần điều chỉnh tăng giá điện của EVN có liên quan thế nào tới lý do thua lỗ hàng nghìn tọ· đồng đầu tư ngành ngoài?

Trong thông báo của Bộ Công Thương và trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, các khoản lỗ của Tập đoàn EVN để tính vào giá thành điện là chỉ tính lỗ liên quan sản xuất điện, chứ không tính lỗ ngành ngoài.

Nói cách khác, không ai đưa khoản lỗ 1.000 tọ· đồng kinh doanh viễn thông của EVN vào giá thành điện năm 2010. Chúng tôi tính lỗ 8000 tọ· đồng năm 2010 vào giá điện, là do hạn hán, lỗ đơn thuần kinh doanh điện. Hoặc khoản 15.000 tọ· đồng lỗ chênh lệch tọ· giá của EVN năm 2010 còn treo lại, chọ phân bổ sau. Các chi phí ngành ngoài của EVN thì EVN phải tự chịu trách nhiệm.

Lỗ ngành ngoài của EVN sẽ không được phân bổ vào giá điện (ảnh minh họa: Trung Dũng)

- Vậy khi nào thì các khoản lỗ còn treo lại của EVN sẽ phân bổ hết vào giá điện và khi nào thì không tăng giá điện theo lộ trình?

Như Bộ trưởng Vương đình Huệ đã nói đến 2013, giá điện phải tiệm cận giá thị trường thì rõ ràng giá điện tăng phải có lộ trình. Nhưng phần EVN lỗ trong kinh doanh điện còn treo lại 15.000 tọ· chênh lệch tọ· giá và 8000 tọ· đồng lỗ sản xuất điện thì sẽ phải phân bổ dần dần. Còn phân bổ như thế nào thì hai bộ đang bàn bạc xin ý kiến Chính phủ xem khoản lỗ đó thu hồi trong bao nhiêu năm.

- Cuối năm nay vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thì giá điện sẽ được kiểm soát như thế nào?

Giá điện ảnh hưởng đến toàn bộ đọi sống kinh tế xã hội quốc gia có những đặc tính đặc thù nên bất cứ động thái điều chỉnh nào đều đòi họi khắt khe chi phí hình thành giá điện phải công khai minh bạch.

Hiện, chúng tôi đang theo hướng này và 2 bộ đang tham gia tích cực kiểm tra giá thành của EVN nhất là khâu độc quyền. Năm nay nếu có thị trường phát điện cạnh tranh có 2 thành phần, một là bán trên thị trường và bán theo hợp đồng song phương. ọž đây, bán song phương thì chúng tôi sẽ kiểm soát được để tạo minh bạch tạo đồng thuận xã hội. Còn bán trên thị trường thì không thể biết các nhà máy sẽ chào giá như thế nào, nhưng chúng ta đã có giá trần.

Nếu vẫn để giá điện thấp hơn giá thành thì đầu tư vào điện rất khó khăn ảnh hưởng nguồn trong tương lai.

Ý kiến của bạn

  • Tranvinhart20

    Kiểu gì thì người tiêu dùng cũng phải hứng chịu thôi.EVN là của nhà nước mà nuôi nhà nước chính bằng tiền của dân.Có ông nào bán nhà cửa của mình để bù  vào số tiền thất thoát của EVN không ? Người dân phải,phải,phải...bắt buộc chịu thôi !

  • Buihuytan

    Thu hồi vốn đầu tư áp lực làm Tăng giá điện

    đơn cử như nhà máy thủy điện Sơn la đang được đầu tư với số
    vốn khoảng 3 tọ· USD (tương đương 60 000 tọ· VND), cho sản lượng điện bình
    quân hàng năm khoảng 9,429 tọ· kwh. Chúng ta thử tính bài toán kinh tế để thu hồi
    vốn cho dự án này:

    -         
    Chi phí khấu hao của dự án (5% tổng vốn đầu tư):
    60 000 tọ·* 5% = 3 000 tọ·

    -         
    Chi phí vốn (15% tổng vốn đầu tư): 60 000 tọ· * 15%
    = 9 000 tọ·

    Chỉ riêng 2 chi phi trên hàng năm là: 3 000 tọ· +
    9 000 tọ· = 12 000 tọ· . Ngoài 2 chi phí trên trong quá trình vận hành
    nhà máy sẽ phát sinh một số chi phí khác (trả lương, quản lý, phụ tùng thay
    thế…) và phải có một mức lãi hợp lý (khoảng 10% vốn đầu tư).

               Như vậy chỉ
    với 2 chi phí nói trên là 12 000 tọ·/năm (chưa phản ảnh hết tổng chi phí)
    cho sản lượng điện bình quân hàng năm là 9,429 tọ· kwh. Giá thành cho 1 kwh điện
    sản xuất ra không thấp hơn: 12 000 tọ· /9,429 tọ· = 1 272 VND/kwh. đó
    là một trong những lý do phải tăng giá bán điện nếu thực hiện theo cơ chế thị
    trường (nhà nước không bù lỗ giá điện nữa)

  • thaohanam

    Còn rất nhiều công trình thủy điện khác. Thủy điện Hòa Bình đã khấu hao xong chưa? Giá thành sản xuất của thủy điện Hòa Bình?...

    Vốn đầu tư vào điện sẽ giúp giảm giá điện, còn đầu tư ngoài ngành thì gánh khoản lỗ (tập đoàn điện lực sẽ tính khoản lỗ này vào đâu nếu không phải là giá điện??? chẳng lẽ tính vào lương cán bộ công nhân viên ngành điện, làm gì có cơ chế đó đâu???)

    Tôi chỉ thấy rằng năm nay bớt bị cúp điện hơn năm ngoái, thế là may mắn lắm rồi!!!

  • Phan Bảo Lâm

    Giá điện như thế vẫn chưa minh bạch nếu còn áp dụng đơn giá lũy tiến. đề nghị chỉ áp dụng 1 đơn giá duy nhất với mọi đối tượng và điều chỉnh mức thuế theo lượng điện sử dụng. Tức là doanh thu của EVN do người mua trả, rất dễ được kiểm soát. Còn đối tượng sử dụng giàu nghèo thế nào do Nhà nước điều chỉnh thuế. Như vậy sẽ tránh xảy ra tiêu cực khi các quan xài điện thả ga mà không trả đồng nào, suốt ngày đòi tăng giá điện để bù cho mình hưởng.

  • ban doc

    BaÌ€i viết rõ raÌ€ng. Câu hỏi vaÌ€ câu trả lơÌ€i rất chuẩn mưÌ£c vaÌ€ bám sát vaÌ€o thưÌ£c tế. CâÌ€n có nhiêÌ€u baÌ€i viết như thế tránh trươÌ€ng hơÌ£p môÌ£t câu nói ngoaÌ€i lêÌ€ cú‰a Bác naÌ€o đó đã biến thaÌ€nh mú£c tiêu cú‰a nhaÌ€ báo với những thông tin cúƒ vaÌ€ lối suy luâÌ£n không chuyên nghiêÌ£p

  • TonyWu

    Thôi, lòng tin người dân đã hết rồi.
    Xăng dầu vừa hôm trước nói là chưa có kế hoạch tăng giá, ngày mai tăng hàng loạt.

  • MINH TRI

    QUÁ đÊNG KHÔNG THọ‚ BẮT NGƯọœI DÂN GÁNH CHỊU GIÁ Điọ†N BÙ CHÉO
    CHO SẢN XUẤT

    Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao
    cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi
    măng vv… nên đã bị lỗ , nay
    Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô
    lý. Không thể vịn vào theo cơ chế thị trường thì phải có lộtrình năm nào cũng điều chỉnh tăng giáđiện là không đúng , vì điện cũng là thương phẩm cũng
    như các lọai hàng hóa khác, thì giá cũng phải có lúc lên lúc xuống theo quy luật của giá trị và quy luật của thị trường. Hiện nay Tập đòanđang
    độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai
    như Trung quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuấtđiện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tậpđòan, báo
    đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trảlời của ngành điện. Tập đòan
    cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh
    họat, điều đó dẫn đến công tác
    quản lý tài
    chính dễ nhập nhằng , khó
    kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân
    mới biếtđược họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước
    không nên tiếp tục bao cấp giá
    điện cho các
    ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không
    ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng
    giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòanđiện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách
    nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho
    đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tậpđòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụcho nhu cầu sản xuất và sinh
    họat mà thôi.

  • Thuyvtt

    Xăng với ga vừa đột ngột tăng giá. Bác EVN chắc cũng có phần thôi. đầu năm bao giọ chả có nhiều kế hoạch. Các bác ấy cứ than giọi than bể. Cách tính giá thành của các bác ấy nó đi đường vòng. Còn giá bán chạy đường thẳng. Nên không lỗ mới lạ. Nhưng nghèo như nhà các bác ấy thì chắc ai cũng muốn.
    Kiểm toán không phải là gương phẳng để có thể phản chiếu nguyên vẹn mô hình làm ăn của các DN. Có minh bạch hay không thì người dân cũng đã và đang được thấy, đang được chứng kiến rồi. Chỉ còn đang chọ xem lạm phát sẽ phát triển như thế nào nữa.
     

  • HoanNguyen

    Giá điện và giá xăng dầu ảnh hưởng lớn đến giá cả tiêu dùng. Tôi cho rằng việc quản lý giá của 2 lĩnh vực này vẫn chưa minh bạch. Với cách làm như hiện nay thì giá điện tăng chỉ là vấn đề thời gian. lời trấn an từ một cục trưởng của EVN chưa thể làm cho dân tin tưởng được, rồi sẽ có một sự tăng giá điện bất ngọ.

  • Nam Thao 

    Theo bảng giá điện cũ áp dụng từ 1/3/2011:
    - Nói là bán giá 6,5 cent/1kwh (1.242đ/kwh) là áp dụng cho giá sinh hoạt từ 1 - 100 kwh thôi. Từ 401 kwh trở lên đã là 1962đ/kwh rồi.
    - Riêng sản xuất thì khọi nói, có mức giá lên đến 3000đ/kwh.

    Mua thì mức giá trung bình chỉ 5cent/1kwh, bán thì bán theo nhiều mức khác nhau, mà đại đa số là tiêu thụ trên mức 100kwh rất nhiều.

    Ông Cục trưởng trả lời Nhà báo vậy mà nghe được a?

Nguồn tin: vef.vn

 Tags: giá điện
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay4,785
  • Tháng hiện tại56,155
  • Tổng lượt truy cập41,123,958
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây