Chủ yếu là do giá bán điện cho khối sản xuất này dưới giá thành làm ra mỗi kWh điện.
Ông Đinh Quang Tri - Phó TGđ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết hôm 22.12, năm 2010 hai ngành sản xuất tiêu tốn điện năng là sản xuất thép và xi măng tiêu thụ hơn 11% tổng lượng điện thương phẩm (982 triệu kWh) nhưng giá điện phải trả chỉ có 914 đồng/kWh trong khi giá thành sản xuất điện năm 2010 là 1.180 đồng/kWh.
Ngành điện đã bao cấp chéo cho sản xuất thép, xi măng lên đến 2.547 tỉ đồng, riêng các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất thép đã được "bao cấp" hơn 506 tỉ đồng, việc này EVN cũng đã có báo cáo với các Bộ ngành để xin điều chỉnh mức giá cho các ngành này cho phù hợp.
Theo Quyết định số 268/Qđ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/02/2011 quy định về biểu giá bán lẻ điện, quy định cụ các mức giá theo đối tượng và mục đích sử dụng điện tính theo tọ· lệ so với giá bán điện bình quân được duyệt theo, trong đó có quy định mức giá bán cho các ngành sản xuất bao gồm cả sắt thép xi măng (giọ bình thưọng = 84%Gbq, giọ thấp điểm = 51%, giọ cao điểm = 150%).
Ngày 16/12/2011 Bộ Công Thương có công văn số 380/BCT-đTL cho phép EVN điều chỉnh giá bán điện bình quân là 1.304đồng/kWh và qui định mức giá bán điện tại Thông tư số 42/2011/TT-BCT.
Trong đó Bộ Công Thương cũng đã cân nhắc tính toán điều chỉnh giá bán điện cho xi măng, sắt thép tuy nhiên không được vượt phạm vi cho phép trong Quyết định 268 của Chính phủ.
Trong thời gian tới EVN vẫn tiếp tục kiến nghị đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét để có giá bán điện hợp lý cho các ngành sản xuất trong đó có thép và xi măng, ông Tri nói./.
Theo Vũ Hải/Lao động
Bình luận