Cụ thể, ngày 27/4/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư số 12/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, thời hạn chấm dứt nghiệp vụ này sẽ được lùi lại vào ngày 25/11/2012.
Thông tư số 11 cũng quy định các tổ chức tín dụng không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Và việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 1/5/2012.
Như vậy, với văn bản mới, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục được huy động vàng bằng các chứng chỉ ngắn hạn.
Việc nới thời hạn như vậy có thể hiểu là để tránh "hẫng" vốn vàng trong cơ cấu huy động của một số thành viên, dù đã có lộ trình để cơ cấu lại trong khoảng một năm qua. Theo dữ liệu tổng kết vào thời điểm 31/12/2011, nguồn vốn vàng vẫn chiếm một tọ· trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của một số ngân hàng lớn, có từ 20% - 26%.
Bên cạnh đó, huy động vàng vẫn là một nghiệp vụ cần thiết cho nhóm 5 ngân hàng thương mại tham gia bình ổn vàng, theo giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi tháng 10/2011.Nguồn tin: NLĐ Online
MINH TRÃ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỊC CẦN CÓ GIẢI PHÃP THIẾT THọ°C đọ‚ HUY đọ˜NG đƯọ¢C VÀNG TRONG DÂN đã có nhiều quốc gia trên thế giới dự trữ vàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ khi cần thiết , trong khi đó nước ta tiềm năng nguồn vàng trong nhân dân còn rất lớn , ước tính trên 500 tấn vàng, nhưng đến nay chưa được huy động vào các ngân hàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong nước. Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ , ngân hàng nhà nước đã xây dựng đề án huy động vàng trong dân , đây là một chủ trương đúng đắn sớm được chính phủ thông qua và ngân hàng triển khai thực hiện. Chúng ta đã chứng kiến trong thời gian vừa qua nhu cầu tiêu thụ sử dụng vàng trong dân rất lớn , các ngân hàng không có khả năng đáp ứng, vì vậy ngân hàng nhà nước phải bọ ngoại tệ rất lớn để mua vàng từ nước ngoài , đáp ứng nhu cầu cho nhân dân. Do vậy việc thực hiện đề án huy động vàng là việc rất cần thiết, nếu huy động được lượng vàng tối đa trong dân, chúng ta không phải bọ ngoại tệ để mua mà sử dụng ngoại tệ vào mục đích khác tốt hơn. Trong thời gian vừa qua các ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ giữ hộ vàng cho người dân và trả tọ· lệ % lãi suất từ 3% đến 4% năm trở lên, bước đầu người dân đã tham gia gửi vàng của mình vào ngân hàng thay vì để tại nhà như trước đây, đây cũng là việc cần thiết nhà nước đảm bảo an toàn tài sản cho người dân. Tuy nhiên theo tinh thần Thông tư 11 và 12 của Ngân hàng Nhà nước về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng từ ngày 25/11/2012: Khách hàng nhọ giữ vàng phải trả phí theo bảng phí dịch vụ trông giữ mà ngân hàng niêm yết và các ngân hàng không được trả lãi, lợi tức và các hình thức khác cho khách hàng. Nếu như vậy người dân hiện nay đang gửi vàng vào ngân hàng có khả năng sẽ rút vàng của mình về để sử dụng vào mục đích khác, có thể cho người khác vay để kiếm lãi đây là hoạt động tín dụng đen không lành mạnh không tốt trong xã hội. Như vậy việc thực hiện đề án huy động vàng trong dân khóng khả thi được , là sự lãng phí trong xã hội. Xác định ngân hàng là đơn vị kinh doanh tại sao không tạo điều kiện cho các ngân hàng huy động vàng, thực chất đây cũng là một loại tiền tệ đặc biệt mà thôi . Ngân hàng nhà nước sớm có giải pháp thiết thực để huy động được vàng trong dân, vừa lợi cho dân vừa lợi cho Nhà nước.
7 tháng hay 17 tháng thì dân chúng cũng vẫn thọ ơ vì người có ít vàng thì họ cần bán vàng bất cứ lúc nào còn người có nhiều vàng thì họ đâu cần gửi NH để lấy lời vì nếu cần tiền lời bọ NH thì chả ai lại đi mua vàng!!!!!