|
Chiều 15.10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "để sinh viên nghèo có tiền theo học" với sự tham gia của đại diện Bộ GD-đT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội VN…
Có mặt tại buổi tọa đàm ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước, cho hay: hiện toàn tỉnh có 28 học sinh, sinh viên (HS, SV) bọ học, phải nghỉ học do không vay được vốn thì chúng tôi đã xác minh: Các SV này nghỉ học là có lý do khác chứ không phải là do thiếu tiền, không được vay vốn để đóng học phí.
Trước lo lắng của SV nghèo vì năm học mới đã bắt đầu nhưng vẫn chưa vay được tiền để đóng học, ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-đT, cho hay: Bộ đã yêu cầu các trường có chính sách giãn thu cho SV nằm trong đối tượng nghèo, tránh tình trạng gia đình phải đi vay mượn tạm để nộp tiền học. "Nếu trường nào mà thúc ép thì SV cần có phản ánh kịp thời với chúng tôi", ông Quý nhắn nhủ.
Còn ông Lò Văn đức - Giám đốc Ban Tín dụng HS, SV, Ngân hàng Chính sách xã hội, cho hay năm nay có trục trặc là mặc dù ngân hàng đã ban hành mẫu xác nhận vay vốn mới nhưng nhiều cơ sở đào tạo chưa cập nhật kịp thời, vẫn yêu cầu xác nhận theo mẫu cũ. để tạo điều kiện cho HS, SV, ngân hàng vừa quyết định vẫn cho phép sử dụng song song cả mẫu cũ và mẫu mới đến hết tháng 6.2013.
Ông Nguyễn Tiến Trứ cho biết vấn đề mà người dân quan tâm và phản ánh nhiều nhất hiện nay là mức cho vay tối đa 1 triệu đồng/SV/tháng là quá thấp. đề xuất nâng mức cho vay tối đa lên 1,5 triệu đồng.
Có mặt tại buổi tọa đàm, một phụ huynh ở Thanh Hóa, có 4 con đã và đang vay vốn để học tập cũng đề nghị: trước tình hình trượt giá như hiện nay, nhà nước cần nâng mức cho vay thì mới giúp đủ trang trải tiền ăn học. Ông Nguyễn Anh đức cũng chia sẻ, với mức tiền 1 triệu đồng/tháng trong bối cảnh giá cả sinh hoạt như hiện nay chắc chắn HS, SV sẽ khó khăn, nhất là ở hai thành phố lớn. Tuy nhiên, xét từ mục tiêu của chương trình là kêu gọi xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình, xã hội tham gia một phần để đảm bảo nguồn vốn chung cho HS đi học chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước. Với con số tối thiểu ban đầu là 800.000 đồng/tháng, SV trong một chu kỳ cho vay 5 năm thì con số nguồn vốn dành cho chương trình đã lên tới từ 45.000 - 50.000 tỉ đồng, đây là con số rất lớn, nếu điều chỉnh mức cho vay, Bộ Tài chính đã tính toán cân nhắc sợ rằng ảnh hưởng tới tính khả thi của chương trình.
Về nỗi lo lắng của một SV ra trường đã 2 năm nhưng chưa có việc làm để trả nợ, ông Lò Văn đức cho biết: trường hợp này có thể xin gia hạn, hiện thời gian cho vay và trả nợ cũng rất dài, có thể lên đến 9 năm, ngành y có thể lên đến 13 năm. Hiện nay có chính sách trả nợ trước hạn sẽ được giảm lãi suất 5%. "Bà con rất có ý thức trả nợ nên chương trình có tọ· lệ nợ quá hạn rất thấp, năm nay thu nợ khoảng 3.000 tỉ đồng, đảm bảo sự bền vững của chương trình", ông đức thông tin.
Tuệ Nguyễn