để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ thì một trong những nhiệm vụ được ngành đặc biệt quan tâm là nâng cao chất lượng tổ chức bán trú. Hàng năm, ngành đều phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành kiểm tra bếp ăn, quy trình chế biến các món ăn tại các trường để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đơn vị trường học thì luôn chú trọng đến việc điều chỉnh khẩu phần ăn, cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. định kỳ hàng tháng, các trường còn tổ chức khám, cân, đo để theo dõi sức khọe cho trẻ nhằm phát hiện những trẻ bị suy dinh dưỡng hay những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Chỉ tính riêng trong năm học 2010-2011, toàn bậc mầm non đã tổ chức khám định kỳ được cho 20.473 trẻ, đạt tọ· lệ trên 91%; số trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển cân nặng là 21.144 cháu, đạt tọ· lệ trên 94% và 20.140 trẻ được theo dõi biểu đồ chiều cao, đạt tọ· lệ trên 90%. Nhọ được chú trọng theo dõi sức khọe thưọng xuyên nên tọ· lệ trẻ bị suy dinh dưỡng tại các trường học ngày càng giảm rõ rệt.
|
Giọ học múa của cô và trò trường Mầm non Hoa Hồng ở xã Quảng Khê (đắk Glong) |
Bên cạnh chỉ đạo việc nâng cao chất lượng tổ chức bán trú, ngành Giáo dục còn triển khai chương trình đổi mới phương pháp dạy đến 100% các đơn vị trường học, với hình thức tổ chức giáo dục sao cho phù hợp với từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Các trường đã tổ chức cho 100% giáo viên và cán bộ quản lý luân phiên được tập huấn để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, sử dụng và quản lý đồ dùng dạy học… Do đó, hầu hết giáo viên đã nắm chắc các phương pháp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm. Hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng được giáo viên chuẩn bị chu đáo với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ. Ngoài ra, các trường mầm non còn phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi và sưu tầm thơ, truyện dành cho lứa tuổi mầm non để phục vụ quá trình dạy học. Không những vậy, các trường mầm non còn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Trong năm học 2011-2012, toàn tỉnh đã có 80 trường ứng dụng công nghệ thông tin và 63 trường được nối mạng Internet…
để đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ ngày càng tốt hơn, ngoài nguồn vốn của Trung ương và địa phương, ngành Giáo dục còn đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non. Chỉ tính riêng trong năm học 2010-2011, toàn tỉnh đã huy động đóng góp được trên 630 triệu đồng để xây dựng các phòng học mới, mua thêm các trang thiết bị, đồ chơi phục vụ việc nuôi, dạy trẻ. Tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngành cũng luôn chú trọng huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài tỉnh để xây dựng thêm trường, lớp và thực hiện mô hình bán trú dân nuôi tại lớp cho tất cả trẻ 5 tuổi.
Có thể nói, với việc chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, có những biện pháp đồng bộ, thích hợp trong quá trình nuôi, dạy trẻ, rất nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, tọ· lệ trẻ chuyển cấp của các trường đều đạt trên 90%; tọ· lệ trẻ bị suy dinh dưỡng giảm từ 1-2%/năm. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 5 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Bài, ảnh: Nguyễn Hiền