Buổi trò chuyện xoay quanh cuốn sách Tình yêu và toán học của Edward Frenkel mà GS Ngô Bảo Châu trực tiếp viết lời giới thiệu, những câu chuyện về niềm đam mê toán học, giới thiệu một số đầu sách về khoa học theo hướng mới như Làm quen triết học qua biếm họa, Làm quen kinh tế học qua biếm họa – Kinh tế vi mô, Làm quen kinh tế học qua biếm họa – Kinh tế vĩ mô, Làm quen thống kê qua biếm họa và tác dụng của nó với độc giả.
"Tình yêu” bất định và “toán học” minh xác, hai thứ tưởng chừng không thể dung hòa đã được Edward Frenkel khéo léo hòa trộn, đan bện vào nhau, dẫn bện vào nhau, dẫn dắt người đọc bước vào thế giới toán học đẹp đẽ và thanh nhã, nơi cây cầu Langlands kết nối các lục địa bí ẩn của Đại số, Hình học, Lý thuyết số, Giải thích và Vật lý lượng tử. Theo GS Ngô Bảo Châu, theo một cách nào đó vẫn có thể dự đoán một cách tổng quan về sự phát triển xã hội.
Cuốn sách Tình yêu và Toán học |
Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ: "Tôi gặp Edward Frenkel lần đầu vào năm 1999 khi anh đến Paris báo cáo trong hội thảo thường niên của Bourbaki. Tuy chỉ hơn tôi 4 tuổi nhưng vào thời điểm đó, khi tôi còn chập chững bước vào nghề, thì anh đã có ghế giáo sư đại học Berkeley và là một ngôi sao đang lên trên bầu trời toán học.
Viết về toán học cho công chúng hàm chứa nhiều rủi ro. Bạn luôn đi giữa hai bờ vực, một bên là ngôn ngữ hàn lâm có tính chất đánh đố với độc giả phổ thông, một bên là ngôn ngữ đời thường, đôi khi dễ dãi, làm bạn trượt chân rơi vào vực thẳm của sự thiếu chính xác, của sự tối nghĩa. Tác giả Edward Frenkel dường như đã tìm được sợi dây mỏng tang giữa hai hai vực thẳm rồi bước trên sợi dây đấy những bước chân thảnh thơi, giống như ta tản bộ sáng mỗi ngày".
Với tên cuốn sách “Tình yêu và toán học”, GS. Ngô Bảo Châu cho rằng nếu chúng ta bỏ chữ “và” đi thì sẽ đúng nghĩa hơn chứ không khiến người đọc hiểu về hai định nghĩa riêng biệt. Tác giả đã thuật lại câu chuyện tình yêu của mình với toán học, từ lúc là một cậu bé sống trong một thành phố nhỏ của Liên bang Xô Viết, được tiếp nhận vào môi trường toán học sôi động ở Moscow, rồi cuối cùng là Harvard và Berkeley. Câu chuyện của tác giả được thuật lại một cách chân thực, cho phép độc giả bước một chân vào phía sau bức màn bí mật ấy.
Nguồn tin: Lao động